Mụn viêm ở má là gì? Cách phòng và điều trị mụn viêm ở má

5/5 - (1 bình chọn)

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, nhất là mụn viêm. Đặc biệt khi nó xuất hiện ở hai bên má làm cho các cô cậu tự ti về vẻ ngoài của mình hơn. Ở bài viết này, Mice Beauty sẽ gửi đến cho độc giả các thông tin về mụn viêm ở má và giải pháp điều trị loại mụn này.

1, Mụn viêm ở má là gì?

Mụn viêm ở má là tình trạng da xảy ra tình trạng viêm sinh ra những mụn mủ, mụn bọc. Khi có những mụn này bạn thường bị sưng đỏ ở nốt mụn, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau nhức, nặng hơn là có cảm giác nóng. Mụn viêm xuất hiện trên cả nam và nữ, độ tuổi xuất hiện mụn viêm ở má nhiều nhất từ 15-25 tuổi.

Mụn viêm xuất hiện ở má có thể là một hoặc nhiều nốt mụn tùy vào tình trạng cơ địa da của từng cá nhân mà biểu hiện nặng nhẹ cũng khác nhau.

Mụn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người nhưng lại làm mất thẩm quan, làm cho người bị mụn viêm có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp. Bài viết này Mice beauty xin giới thiệu cho bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị mụn cho bạn đọc.

Mụn viêm ở má là gì?
Mụn viêm ở má là gì?

2, Dấu hiệu nhận biết và biểu hiện mụn viêm ở má là gì?

Mụn viêm ở má khi nổi lên thường chủ yếu bắt nguồn việc vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm, dấu hiệu nhận biết mụn viêm ở má như sau:

  • Mụn có nhân to nghĩa là mụn có phản ứng viêm khá nặng từ bên trong da, từ tầng hạ bì, đẩy viêm lên tầng thượng bì, biểu bì.
  • Mụn bắt đầu sưng, đỏ quanh nốt mụn viêm, lúc này khi ta đưa tay sờ lên mụn đã bắt đầu thấy đau nhẹ.
  • Giai đoạn mụn bắt đầu nhú lên thì có một lớp mủ trắng được bọc lại, Mụn viêm sưng to hơn, má của bạn có thể nhìn như bị lệch đi, cảm giác nóng và nhức ở mụn nếu viêm nặng
  • Giai đoạn mụn “già” là khi mà cồi mụn bắt đầu khô thì mụn mới bớt sưng lúc đó bạn mới có thể can thiệp lấy nhân ra hoặc sử dụng các sản phẩm tiêu viêm.

Khu vực hai bên má có xuất hiện mụn viêm có thể biểu hiện theo mức độ nặng nhẹ có thể là:

Mức độ mụn viêm ở má nhẹ:

  • Mụn viêm sần: Là những mụn viêm nhẹ nổi lên ở vùng da trung bì trên gò má, mụn có màu đỏ sưng nhẹ nhưng chưa có mủ, chưa có cảm giác đau.
  • Mụn viêm mủ: Mụn đã có biểu hiện sưng rõ trên da mặt, đỏ xung quanh mụn và có bọc mủ trắng ngà ở đỉnh đầu, khi nặn mụn này bạn sẽ thấy có nhiều dịch chảy ra và nó cũng khá dễ nặn. Mụn viêm mủ thường xảy ra tại các nang lông, khi mà vách nang lông bị vỡ ở vùng cao và nằm ngang trên phần trung bì đến biểu bì của da, tại đây vi khuẩn xâm lấn các kháng thể đến mục đích diệt khuẩn sẽ huy động các chất trung gian, các tế bào đến tạo phản ứng viêm sinh ra mủ trắng, gây đau nhức.

Tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn thận khi nặn mụn vì nếu không lấy hết cồi mụn nó vẫn tái diễn và lây lan vùng da khác.

Hình ảnh mụn viêm ở má
Hình ảnh mụn viêm ở má

Mức độ mụn viêm ở má nặng hơn như:

  • Mụn bọc: Loại mụn viêm này thường gây đau khi chưa nhú lên da mặt, hình thành khối viêm trong da, sờ thấy cứng. Khi bắt đầu nhú lên da mặt bạn có thể thấy nó sưng đỏ, đau và có cảm giác nóng chỗ viêm, khác với mụn viêm sần và mụn viêm mủ là mụn bọc sẽ không thấy hoặc khó thấy mủ hay đầu mụn của nó ở đâu nên bạn rất khó để nặn và lấy hết nhân của mụn này. Mụn bọc là do tổn thương ở vách nang lông vỡ ở phần sâu nên vi khuẩn mới xâm chiếm xuống phần trung bì đến kế cận vùng hạ bì trong cấu trúc da, nối tiếp sang vùng nang lông kế cận, cho nên nếu bạn nặn mụn bọc rất có thể xung quanh mụn mà bạn vừa nặn sẽ mọc tiếp vài nốt mụn bọc tiếp theo.
  • Mụn nang: Đây là tình trạng mụn viêm nặng nhất, phức tạp nhất do các mụn viêm nang này đã ăn sâu vào đến sau lớp hạ bì khi mà vách nang lông vỡ sâu và lan rộng ra thêm nhiều chân nang lông khác nữa, tạo thành hố viêm lớn gây đau nhức kể cả khi không sờ tay lên mụn, mụn sưng to và cứng, xung quanh hình thành các bờ viền làm bạn có thể bị ngứa. Mụn nang viêm này rất lâu khỏi,  bạn lưu ý không nặn mụn này tùy ý bởi vì tính nghiêm trọng của mụn này có thể nhiễm trùng nặng hơn nếu không xử lý đúng cách.

3, Nguyên nhân nào dẫn đến mụn viêm ở má?

Mụn xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, với mụn viêm ở má cũng vậy, rất nhiều nguyên nhân gây nên, bạn nên tìm nguyên nhân để điều trị dứt điểm, điều trị triệu chứng chỉ là bước ban đầu để giảm các mụn chứ không thể ngăn chặn sự tái phát mụn. Vậy những nguyên nhân nào làm mụn viêm ở má khiến bạn mất tự tin:

3.1, Do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể

Đây là nguyên nhân dễ gặp ở lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn các em vừa bắt đầu dậy thì là thời điểm các hormon trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ nhất. Ở độ tuổi này mức hormone testosterone tăng cao khiến cho các bã nhờn, tuyến dầu chưa kịp thích ứng, tiết ra ồ ạt gây ra mụn. Bên cạnh đó mụn viêm ở má còn có thể gặp ở các mẹ bầu, các bạn nữ trước ngày hành kinh, trong cơ thể họ nồng độ estrogen giảm làm nguy cơ mụn viêm phát sinh cao hơn so với người bình thường.

Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra mụn có thể do bạn bị căng thẳng, stress lâu ngày, lúc này cơ thể sẽ kích thích tăng tiết ra hormon androgen làm cho các tuyến bã nhờn, tuyến dầu hoạt động nhiều hơn. Các nang lông bị bít khiến khiến cho mồ hôi khó thoát ra cũng như không thể đẩy hết bã nhờn thừa ra ngoài, điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, các tác nhân có hại tấn công vào các lỗ chân lông của bạn và gây ra mụn.

Ngoài ra việc dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố còn có thể là do bạn đã lạm dụng thuốc tránh thai, khi sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên bạn dễ gặp các tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản sau này và làm rối loạn hormon trong cơ thể gây ra mụn viêm.

Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây mụn viêm ở má
Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây mụn viêm ở má

3.2, Do vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách

Như đã biết rằng sau một ngày hoạt động da mặt của chúng ta tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, đổ nhiều dầu cần được vệ sinh làm sạch sẽ giúp các lỗ chân lông được thoáng hơn, kể cả khi bạn ở trong nhà không ra ngoài thì bạn vẫn cần phải tẩy trang. Tại sao ư? Bởi vì khi bạn ngủ hay thức thì tuyến bã nhờn và tuyến dầu trên mặt của bạn vẫn hoạt động bình thường, việc tẩy trang là loại đi lớp dầu thừa trên mặt. Việc này bạn tưởng chừng như vô ích chỉ cần rửa mặt là sạch rồi, nhưng không! các bước tẩy trang làm sạch sâu da mới có thể loại bỏ được hết vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trên mặt bạn.

Việc bạn không vệ sinh kỹ da mặt sẽ đồng nghĩa tiếp tay cho vi khuẩn xâm hại tới da mặt của mình.

3.3, Dị ứng

Khi cơ thể bạn quá mẫn cảm với một chất hoặc một dị nguyên nào đó thì cơ thể lập tức xác nhận nó là kháng nguyên có hại cho cơ thể và hệ miễn dịch sẽ huy động tất cả lực lượng, các hoạt chất trung gian, thực bào,.. đến để tiêu diệt kháng nguyên lạ đó.

Đối tượng dễ bị dị ứng nhất là người thuộc cơ địa nhạy cảm, ví dụ như người bị viêm mũi dị ứng, thường dễ bị dị ứng da hơn. Đặc biệt là người bị dị ứng thời tiết, da mặt dễ bị nổi mụn viêm ở má hơn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên mụn viêm, khi bị các tác nhân xấu tấn công da sẽ sinh ra các chất kháng thể, đại thực bào, tế bào mast và các chất trung gian khác đến để tiêu diệt dị thể mới, từ đó hình thành nên các ổ mụn viêm, khi thời tiết thay đổi làn da dễ xảy ra kích ứng, ngứa và bắt đầu nổi các mụn li ti cho đến mụn viêm sưng gây châm chích khó chịu.

Da mặt của nữ giới và trẻ em có khả năng dị ứng cao nhất do những đối tượng này có lớp da biểu bì hạ bì mỏng hơn nam giới nên khi thời tiết đột ngột thay đổi thì da không kịp kích ứng.

Có trường hợp dị ứng da do mỹ phẩm, tình trạng này gặp ở nữ giới nhiều nhất, khi bạn dùng phải sản phẩm có thành phần gây kích ứng với làn da của mình, điều này là do cơ địa của từng người. Hoặc do chị em dùng phải những hàng mỹ phẩm giả, nhái và chứa nhiều thành phần độc hại như corticoid gây bào mòn da, làm hại đến lớp hạ bì, trung bì tạo điều kiện cho tia UV các tác nhân khác tấn công da dễ dàng hơn.

Trường hợp dị ứng da do cơ địa, cơ địa chiếm 80% khả năng dị ứng với bất kì nguyên nhân nào, hệ miễn dịch của những người có cơ địa dị ứng sẽ kém hơn.

Dị ứng co thể do bạn ăn uống phải những chất mà cơ thể đã bị dị ứng từ trước ví dụ như người bị dị ứng hải sản, phản ứng dị ứng có thể phát ban nổi mẩn, đây là điều kiện thuận lợi để mụn viêm hình thành.

Dị ứng là điều kiện thuận lợi để mụn viêm hình thành.
Dị ứng là điều kiện thuận lợi để mụn viêm hình thành.

3.4, Do thời tiết thay đổi

Thời tiết là yếu tố ngoại cảnh tác động không nhỏ tới sự thích ứng của cơ thể, đặc biệt là làn da.

Mùa hè thường dễ bị nổi mụn hơn mùa đông, hoặc có thể nói rõ hơn là khí hậu nóng ẩm làm mụn dễ phát triển hơn thời tiết lạnh. Điều này được giải thích như sau: Khi thời tiết trở nên nóng ẩm thì các lỗ chân lông của bạn nở to hơn, lượng dầu thừa bã nhờn cũng được tiết ra nhiều, trên nền da vừa dầu nhờn bí bách các lỗ chân lông bị bít lại, đây là lúc vi khuẩn tấn công mạnh vào các lỗ chân lông, gây ra các phản ứng viêm theo từng vị trí như trung bì, hạ bì, thượng bì để phân ra mức độ nặng nhẹ của mụn viêm trên má.

Mùa đông do khí hậu lạnh, các lỗ chân lông cũng không dãn nở nhiều, vi khuẩn không có cơ hội để tấn công, cho nên nói mùa đông là thời điểm treatment da, trị mụn, đẩy mụn tốt hơn mùa hè.

4, Những câu hỏi liên quan đến mụn viêm ở má

4.1, Đối tượng dễ bị mụn viêm

  • Đối tượng ở tuổi dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì có lượng hormon trong cơ thể thay đổi mạnh dẫn đến tuyến bã nhờn, tuyến dầu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó còn có sự tác động ngoại cảnh như bụi bẩn, vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Ngoài ra ở độ tuổi dậy thì, “tuổi ăn tuổi lớn” nhưng đã phải chịu áp lực thi cử, thức khuya thường xuyên cộng thêm cả sinh hoạt nghỉ ngơi, chế độ ăn uống chưa khoa học, khiến cho tinh thần của các đối tượng này  trở nên căng thẳng, stress,.. Làm cho hệ miễn dịch yếu dần đi, làn da cũng bị giảm cơ chế chống lại các tác động thay đổi cả trong và ngoài cơ thể, từ đó mụn viêm dễ xuất hiện và tấn công.

Đối tượng ở tuổi dậy thì dễ mắc phải mụn viêm ở má
Đối tượng ở tuổi dậy thì dễ mắc phải mụn viêm ở má
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai.

Ở giai đoạn này nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ bị thay đổi nhiều, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai tiết ra lượng androgen gấp đôi từ đó kích thích lượng dầu và bã nhờn tăng tiết, lỗ chân lông bị tắc nghẽn tạo môi trường thuận lợi cho mụn viêm sinh sôi và phát triển.

  • Người bị suy giảm chức năng gan, thận

Gan có nhiệm vụ là chuyển hóa các chất và đào thải, thanh lọc cơ thể để đẩy các độc tố ra khỏi cơ thể, thận có vai trò đưa các chất độc ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên khi cơ thể bị suy giảm chức năng gan thận khiến cho cơ thể không đẩy được độc tố ra khỏi, sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng theo, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng các tác nhân ngoại lai cũng kém hơn, làn da là tác nhân cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm rõ rệt nhất.

Khi gan bị suy giảm chức năng làm cho da của bạn bị mất cân bằng về dưỡng chất, thiếu đi dinh dưỡng làn da sẽ trở nên khô, sạm hơn và mụn viêm dễ phát tác hơn.

  • Người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Một số đối tượng phải làm việc trong môi trường nhiều bụi như xương gỗ, xưởng đóng gạch,.. môi trường tiếp xúc với các chất độc hại khác đều làm ảnh hưởng tới sự thông thoáng của lỗ chân lông, làm tắc nghẽn không để cho lượng dầu nhờn hằng ngày tiết ra từ đó mụn sinh ra nhiều hơn.

  • Người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi.

Những đối tượng này chịu căng thẳng, thức khuya kéo dài làm ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh kích thích hệ thần kinh chỉ đạo làm tăng hormon androgen. Làm cho các tuyến dầu, bã nhờn tăng tiết hơn, gây ứ tắc lỗ chân lông, tình trạng này của đối tượng thường xuyên bị stress gần giống với cơ chế bị mụn viêm ở bà bầu.

Người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi dễ bị mụn viêm ở má
Người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi dễ bị mụn viêm ở má

4.2, Cần phải chăm sóc da bị mụn viêm ở má như thế nào?

Nhiều bạn luôn thắc mắc tại sao mình lại bị mụn viêm, băn khoăn tại sao mình cũng chăm sóc da mặt nhưng vẫn dễ bị mụn viêm, Mice xin mách các bạn một số điều cần tránh khi chăm sóc da mặt bị mụn viêm tại nhà đúng cách như sau:

  • Không được tự ý nặn mụn, không sờ nắn và không đưa tay lên mặt thường xuyên. Điều này là tác động gián tiếp đưa vi khuẩn lên mặt của bạn.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, sau một ngày hoạt động kể cả khi bạn không ra khỏi nhà thì bạn vẫn cần tẩy trang vì da mặt của bạn khi bạn ngủ nó vẫn luôn tiết ra dầu chứ không nói đến khi bạn vận động. Việc làm sạch da mặt là rất cần thiết giúp cho lỗ chân lông luôn được thông thoáng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt giờ giấc ngủ nghỉ cần khoa học hơn để tránh kích thích cơ thể tiết ra những hormon làm ảnh hưởng tới hệ điều tiết dầu nhờn trên da.
  • Tình trạng mụn viêm càng ngày càng chuyển biến nặng bạn phải đến thăm khám với bác sĩ ngay để biết được nguyên nhân gây ra mụn.

5, Cách điều trị mụn viêm ở má

Một khuôn mặt không mụ sẽ làm cho bạn tự tin lên biết bao nhiêu, bạn muốn làm sạch mụn viêm ở má của mình, tuy nhiên dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, Mice Beauty xin mách bạn những cách điều trị mụn viêm tại nhà, hiệu quả và an toàn.

Khi điều trị mụn viêm ở má bạn không chỉ điều trị triệu chứng mà còn nên điều trị nguyên nhân gây ra mụn, điều này sẽ hạn chế được mụn quay trở lại, ngăn chặn sự phát tác.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

5.1, Trị mụn viêm ở má tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng cho các mụn viêm nhẹ, tần suất xuất hiện mụn ít, thưa. Tránh những mụn viêm nặng và nhiều trên mặt, những mụn viêm nặng Mice xin được giới thiệu phương pháp sau ạ.

  • Để giảm tình trạng sưng bạn có thể dùng đá lạnh chườm lên những mụn đang sưng.
  • Dùng nha đam: Nha đam có tác dụng làm dịu da rất tốt, bên cạnh đó còn chống viêm, làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ vi khuẩn rất tốt, bạn có thể bẻ một lá nha đam, tách lấy dịch trắng, đắp lên những mụn viêm nhẹ. Bạn có thể cho thêm một ít sữa chua không đường để tăng tác dụng của nha đam.
  • Nghệ: Từ lâu ông cha ta đã biết lấy nghệ làm đẹp, trị mụn, là sẹo hiệu quả, nghệ có thể dùng nghệ tươi hoặc tốt hơn là dùng tinh nghệ để đắp lên mụn viêm nhẹ. Nghệ có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn hiệu quả giúp giảm tình trạng viêm mụn, kích thích tái tạo tế bào.
  • Cám gạo: Trong cám gạo có chứa kháng viêm tự nhiên, bạn có thể sử dụng cám gạo với sữa chua không đường để đắp mặt nạ, một tuần nên đắp từ 2-3 lần, không chỉ giúp cho các mụn sưng viêm tiêu giảm mà còn cải thiện sắc tố da, giúp da bạn đều màu hơn.
  • Mật ong: đây cũng là một thành phần tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, làm sạch da và giữ ẩm cho da luôn căng mịn. Cách dùng bạn có thể cho mật ong, thêm một ít sữa chua không đường, đắp mặt nạ để giảm mụn viêm ở má.
Trị mụn viêm ở má tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
Trị mụn viêm ở má tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

5.2, Những sản phẩm trị mụn viêm ở má tại nhà tốt nhất

Những sản phẩm sau đây Mice Baeuty xin khuyến cáo các bạn nên sử dụng cho người có làn da sần sùi, bị mụn viêm nhẹ để tránh sự kích ứng cho làn da của bạn.

Mụn viêm thường đáp ứng với những sản phẩm có chứa các hoạt chất như acid salicylic (BHA – beta hydroxy acid), Benzoyl peroxide (BPO), retinol,…

  • Acid salicylic: là một beta hydroxyd acid được chiết xuất từ cây liễu, rất nhiều nghiên cứu về thành phần này đã cho thấy hiệu quả của acid salicylic đối với da bị mụn viêm do tắc nghẽn lỗ chân lông. Chất này thâm nhập sâu vào da ở lớp hạ bì, thượng bì làm lỏng và phá vỡ những liên kết, vi khuẩn đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông rồi đẩy chúng ra khỏi da mặt bạn. Từ đó giúp cho da bạn giảm mụn viêm, chống lại vi khuẩn, nấm. Tẩy sạch tế bào chết làm thông thoáng lỗ chân lông hạn chế mụn tái phát.

Bạn có thể tìm thấy hoạt chất này trong nước tẩy trang, sữa rửa mặt, toner,… việc lựa chọn đúng sản phẩm cho da mặt cũng là điều cần lưu ý và điều quan trọng nữa là bạn phải chú ý đến hàng chính hãng để không bị kích ứng da.

  • Benzoyl peroxide: là một peroxide có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn viêm, ưu điểm của Benzoyl peroxide là tiêu diệt được vi khuẩn kị khí – vi khuẩn gây mụn phổ biến nhất. Sau khi thấm sau vào chân lông chất này sẽ giải phóng oxy trên da từ đó diệt được vi khuẩn, đồng thời kiểm soát tốt lượng dầu nhờn trên da, hạn chế làm bít tắc lỗ chân lông, làm giảm mụn viêm rõ rệt.
  • Retinol: là dẫn chất thế hệ thứ 2 của vitamin A, đây là thành phần đang làm mưa làm gió trong ngành mỹ phẩm do tác dụng của nó được các bác sĩ da liễu khuyên dùng. Với vai trò làm thông thoáng lỗ chân lông, đẩy nhân mụn ra khỏi ổ viêm, làm mỏng lớp sừng giúp da bạn phục hồi, căng mọng hơn. Ngoài ra retinol còn tăng cường hệ miễn dịch cho da, ngăn chặn sự tái phát mụn trên da, bổ sung lượng lớn collagen cho da.
Sản phẩm trị mụn viêm ở má tại nhà
Sản phẩm trị mụn viêm ở má tại nhà

6, Những lưu ý khi gặp mụn viêm ở má

Đối với những bạn có tình trạng mụn viêm nặng và dày, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ da liễu. Những đối tượng này sẽ có routine chăm sóc da khác biệt so với các đối tượng da khác. Ngoài việc chăm sóc cẩn thận bên ngoài, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn đều trị nguyên nhân gây mụn. Tức là sẽ điều trị mụn từ bên trong cơ thể, có thể là điều hòa lại nội tiết tố bằng các dưỡng chất, các thuốc kháng viêm, thuốc ức chế sự tiết dầu nhờn quá mức trên da,…

Những lưu ý chúng mà những bạn bị mụn viêm nhẹ hay nặng đều phải thực hiện:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin, chất khoáng cho cơ thể bằng các loại rau, củ, quả, thịt…
  • Cân bằng lại giờ sinh học, nên có giờ giấc khoa học tránh sự quá tải của cơ thể.
  • Thường xuyên xả stress, tránh gây căng thẳng lâu dài cho bản thân.
  • Tẩy trang thường xuyên và không sờ tay lên mặt nhiều.

7, Cách phòng tránh mụn viêm ở má

Mụn viêm rất khó chữa trị và dễ bị nhiễm trùng nhất, bạn nên chăm sóc da cẩn thận để phòng tránh bị mụn viêm và tránh bị tái phát bạn nên có một chu trình chăm sóc da cẩn thận và khoa học:

  • Làm sạch da: Thực hiện theo các bước tẩy trang bằng nước tẩy trang, nếu tẩy trang bằng dạng dầu thì bạn nên massage để tẩy sạch từng lỗ chân lông. Rửa mặt bạn nên chọn loại sữa rửa mặt có chứa các thành phần như BHA, AHA,.. làm sạch da tốt hơn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các vitamin A, E, B… Tránh thức khuya, tránh để tinh thần căng thẳng lâu ngày.
  • Thay chăn ga gối thường xuyên, thường thì 2 tuần thay lại một lần.
  • Bạn nên hạn chế dùng khăn mặt hoặc nếu dùng bạn nên chọn khăn mặt một lần tránh để vi khuẩn tích tụ trên khăn.
  • Không tự ý nặn mụn, đối với mụn viêm ở má đa số đều nguy hiểm, vì vậy hãy chọn nơi uy tín để được tư vấn và lấy nhân mụn một cách sạch sẽ, kháng khuẩn.
  • Đi ra đường nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, tia UV, bụi bẩn để mụn nhanh thuyên giảm hơn.

Xem thêm:

Mụn ẩn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn ẩn

Mụn bọc là gì? Các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *