Mụn bọc là gì? Các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, tỷ lệ các thanh thiếu niên xuất hiện mụn trứng cá là rất cao, chiếm tới 90%. Dạng mụn trứng cá khó trị và thường để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến làn da là mụn bọc. Vậy để hạn chế và chữa trị việc mụn bọc xuất hiện thì cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Và bài viết dưới đây, Mice Beauty sẽ đưa ra cho độc giả các thông tin và mọi thắc mắc liên quan đến mụn bọc.

1, Mụn bọc là gì?

1.1. Khái niệm

Mụn bọc được hiểu là mụn viêm nằm ẩn sâu dưới da, nổi gồ lên da, bị sưng. Kích thước của mụn bọc lớn, có thể tạo sần lớn hơn 0,5 cm hoặc tạo nốt lớn hơn 1 cm.

Nó khác với các dạng mụn trứng cá còn lại, mụn bọc thông thường sẽ gây tác động nghiêm trọng tới lớp đáy của da. Chính vì thế, khi mụn biến mất thì nó sẽ để lại các vết sẹo lõm, sẹo thâm.

Mụn bọc thường xuất hiện ở mặt, lưng, cổ và ngực. Nó có thể lây lan ra tạo thành một mảng lớn hoặc chỉ khu trú tại chỗ.

Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là gì?

1.2. Cơ chế hình thành

Các loại mụn trứng cá đều được hình thành từ 4 yếu tố sau đây:

  • Bị tắc nghẽn các lỗ chân lông với các tế bào chết quá nhiều. Việc tế bào chết kết hợp với bã nhờn tích tụ lại trong nang lông, gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Trong độ tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn phát triển và kích thích sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Trên mặt, cổ, cánh tay trên, ngực, lưng phía trên là những bộ phận thường sẽ tìm thấy nhiều tuyến bã nhờn nhất.
  • Việc sản xuất bã nhờn tăng lên là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, làm cho da bị nhiễm khuẩn. Loài vi khuẩn xâm nhập này là Cutibacterium acnes, chúng thường trú ngụ ở trên da.
  • Do vi khuẩn hoặc một số yếu tố khác phát triển quá mức dẫn đến phản ứng viêm và miễn dịch. Từ đó, khiến cho nang lông bị vỡ ra và hình thành nên mụn đỏ hoặc mềm.

Mụn bọc cũng được hình thành từ 4 yếu tố trên. Tuy nhiên, tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn, gây tác động xấu tới lớp sâu của da.

Hiện nay, các chuyên gia và các bác sĩ da liễu chưa tìm được lý do tại sao có người thì nổi mụn trứng cá ở mức độ nghiêm trọng như mụn bọc, nhưng có người chỉ ở mức độ nhẹ, nổi mụn nhỏ. Rất có thể do yếu tố di truyền gây nên, nghĩa là bạn có thể bị mụn bọc nếu như bố mẹ hoặc anh chị của bạn cũng bị.

Ai cũng có gặp phải tình trạng xuất hiện mụn bọc, nhưng nam giới là đối tượng thường xuyên gặp phải vấn đề này. Ở nam giới, lứa tuổi teen và lứa tuổi thanh niên sẽ thường xuyên xuất hiện mụn bọc ở trên mặt, cũng như toàn cơ thể.

Đối với nữ giới, ở độ tuổi trưởng thành thì cũng có khả năng bị mụn bọc. Đa phần chúng sẽ mọc tập trung ở cằm, xương hàm và cổ. Trước chu kỳ kinh nguyệt, chúng thường xuất hiện hoặc có thể diễn biến nặng hơn.

1.3. Biểu hiện

Để nhận biết được sự có mặt của mụn bọc thì sẽ dựa vào các biểu hiện sau đây:

  • Mụn không có đầu mụn.
  • Thông thường chúng sẽ có kích thước lớn.
  • Tổn thương viêm, bề mặt da bị đỏ.
  • Thường sẽ gây đau, xuất hiện ở mặt, cổ và lưng.
Biểu hiện của mụn bọc
Biểu hiện của mụn bọc

2, Phân biệt mụn bọc và mụn trứng cá dạng nang

Mụn bọc và mụn nang đều là loại mụn nghiêm trọng trong những loại mụn trứng cá. Thực tế thì rất ít khi gặp mụn nang. Chúng ta thường rất hay nhầm lẫn giữa mụn bọc và mụn nang, bởi cả 2 loại mụn đều hình thành từ lớp da sâu.

Bề ngoài của mụn nang ta nhìn thấy giống với mụn bọc, có cục nhọt lớn màu đỏ hoặc trắng, thường gây đau. Mụn nang cũng nằm sâu dưới bề mặt da như mụn bọc. Nhưng mụn nang mềm hơn mụn bọc vì chúng chứa nhiều mủ.

Mụn nang khi bị vỡ ra rất dễ dẫn tới nhiễm trùng da. Khi chất tiết của mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen thoát ra và lan ra các vùng da lân cận, điều này khiến cho các mụn nang được phát triển. Cơ thể nhận biết được sự tấn công này và hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách hình thành nên mủ.

Ngược lại với mụn nang, những nốt mụn bọc sẽ giữ nguyên và nằm ẩn sâu dưới da. Bề mặt của mụn bọc sẽ đỏ hơn và khá cứng. Thời gian chúng tồn tại trên da có thể vài tuần, thậm chí có thể lên tới vài tháng.

3, Nguyên nhân gây mụn bọc

3.1. Sự thay đổi nội tiết tố

Ở độ tuổi thanh niên, nội tiết tố bắt đầu thay đổi khiến cho tuyến bã nhờn trở nên phát triển và chất nhờn được tiết ra rất nhiều. Hầu hết, đối với những người có mụn trứng cá thì nồng độ hormone trong cơ thể là bình thường. Tuy nhiên,, tuyến tiết bã nhờn lại rất nhạy cảm với hormone.

Trong khoảng từ 30 tuổi đến 40 tuổi thì mụn trứng cá sẽ có xu hướng giảm bớt. Nhưng đối với người phụ nữ ở tuổi trưởng thành, nó vẫn có thể xuất hiện và phát triển lần đầu, nhất là giai đoạn trước khi chu kỳ kinh nguyệt đến. Trái ngược lại với nữ giới, ở nam giới mụn trứng cá sẽ xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi vị thành niên.

3.2. Chế độ ăn uống sinh hoạt

Hiện nay, vấn đề về vai trò của chế độ ăn uống và sinh hoạt đối với mụn trứng cá vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi.

Có một số nghiên cứu cho thấy việc uống sữa bò làm tăng khả năng xuất hiện mụn trứng cá. Nhiều người cho rằng, có lẽ là do trong sữa bò có các hormone tự nhiên. Tuy nhiên chưa có chứng cứ chính xác nào cho thấy thực phẩm hoặc sữa có nhiều chất béo sẽ làm tăng khả năng bị mụn trứng cá.

Chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân gây ra mụn bọc
Chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân gây ra mụn bọc

3.3. Do các loại mỹ phẩm, thuốc

Các loại mỹ phẩm dạng dầu có khả năng kích thích sự phát triển của mụn trứng cá. Dầu và mỡ có trong các sản phẩm tóc cũng có nguy cơ làm da bị tổn thương. Dùng các sản phẩm dạng nước hoặc các sản phẩm không gây mụn (non comedogenic) sẽ giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá.

Thông thường, đối với những người có mụn trứng cá sẽ dùng xà phòng hoặc chất làm se da. Đây là những phương pháp này giúp loại bỏ được bã nhờn ở trên bề mặt da, tuy nhiên chúng lại không có tác dụng làm giảm quá trình sản sinh ra bã nhờn. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc nhiều với các tác nhân này thì nó có thể khiến cho tình trạng mụn trứng cá trở nên xấu đi.

3.4. Căng thẳng Stress

Căng thẳng Stress là yếu tố khiến cho tình trạng mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn. Trong một vài nghiên cứu trên đối tượng sinh viên, thời gian thi cử là khoảng thời gian khiến cho mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn.

4, Mụn bọc không đầu có được nặn không?

Mụn bọc thường xuất hiện ở những vị trí dễ dàng nhìn thấy như ở trán, mũi, … Điều này khiến cho mọi người thiếu tự tin, hay soi gương, lo lắng, hay sờ tay lên và nặn mụn.

Nhưng bạn tuyệt đối không được nặn mụn. Bởi vì, bạn nặn không đúng cách sẽ làm cho nốt mụn bị chai sần, thâm, thậm chí gây viêm nhiễm nặng hơn.

Mọi người cần thời gian đợi mụn khô cồi, nhân trắng nổi lên và việc lấy ra đã dễ dàng. Hoặc cách tốt nhất là bạn nên đến những cơ sở chăm sóc da uy tín để các nhân viên có tay nghề hỗ trợ nặn mụn, giúp hạn chế khả năng viêm nhiễm là lớn nhất.

Bên cạnh đó, việc bạn hay cho tay sờ lên mặt cũng là nguyên nhân làm cho mụn diễn biến nặng hơn. Bởi trên bề mặt da tay có nhiều vi khuẩn, sẽ khiến mụn bị viêm nặng hơn và thời gian lành lâu hơn.

Mụn bọc không đầu có được nặn không?
Mụn bọc không đầu có được nặn không?

5, Hướng dẫn cách điều trị mụn bọc

Mụn bọc là loại mụn trứng cá khó điều trị. Nếu bạn xuất hiện mụn bọc thì bạn nên tới bác sĩ da liễu đầu tiên, càng sớm càng tốt. Thông thường, những phương pháp trị mụn mà không phải kê toa đơn giản sẽ không đem lại hiệu quả đối với mụn bọc.

Nếu bạn muốn điều trị mụn bọc một cách triệt để thì cần phải sử dụng thuốc uống. Sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị với nhau thường sẽ đem lại hiệu quả tốt. Mất tối thiểu 8 tuần để các tổn thương do mụn gây ra có thể trưởng thành. Vì vậy, để thấy được hiệu quả thì bạn cần phải điều trị ít nhất từ 2 tháng đến 3 tháng.

5.1. Điều trị mụn bọc bằng thuốc cho mụn viêm mức độ nặng.

5.1.1, Isotretinoin đường uống

Isotretinoin đường uống là loại thuốc retinoid mạnh, có hiệu quả cực kỳ cao trong việc trị mụn nghiêm trọng. Nó có thể chữa hoặc cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá ở hầu hết các bệnh nhân. Loại thuốc này có tác dụng điều trị các loại mụn trứng cá nghiêm trọng nhất, đem lại hiệu quả cho người bệnh.

Isotretinoin đường uống dùng để trị mụn trứng cá được sử dụng ở dạng viên. Mỗi ngày dùng 1 lần hoặc 2 lần, dùng chung với thức ăn, sử dụng trong khoảng 20 tuần thì dừng lại. Trong một số trường hợp, trước khi được cải thiện thì mụn có khả năng xấu đi. Để giảm thiểu nguy cơ làm cho mụn bùng phát ban đầu thì trong tháng đầu tiên điều trị, isotretinoin đường uống đôi khi được sử dụng với liều lượng thấp hơn. Sau khi dừng điều trị thì có thể mất đến 5 tháng để hồi phục.

Mặc dù, Isotretinoin đường uống đem lại hiệu quả cao trong điều trị mụn nhưng nó cũng có tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế, mọi người phải thật cẩn trọng khi sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi dùng Isotretinoin đường uống:

  • Khi phụ nữ mang thai sử dụng Isotretinoin có thể khiến sảy thai hoặc gây dị tật đe dọa tới tính mạng của bé. Vì vậy, trước khi dùng thuốc thì phụ nữ phải thử thai 2 lần đều âm tính. Sau đó, trong suốt quá trình điều trị, người phụ nữ phải xét nghiệm thai theo định kỳ hàng tháng.
  • Khô da, bong tróc da, đau và nứt nẻ môi. Có thể bị ngứa, chảy máu cam, đau cơ. Khó khăn trong việc đeo kính áp tròng và có thể bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Có thể làm cho nồng độ của triglyceride trong máu tăng lên, gây viêm tụy, tổn thương đến gan, …
  • Mặc dù chưa có đủ bằng chứng kết luận rằng việc dùng Isotretinoin có thể khiến người bệnh trầm cảm hoặc có hành vi muốn tự tử nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu trên thì cần báo cáo ngay với bác sĩ.
  • Chưa có chứng cứ rõ ràng chứng minh dùng Isotretinoin đường uống sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

Gần như những tác dụng phụ trên sẽ kiểm soát được. Nếu xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm thì cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Bạn cần thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ của mình để được theo dõi sát sao. Bạn cũng cần phải thường xuyên xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ của triglyceride, cholesterol; công thức máu và chức năng gan.

Điều trị mụn bọc bằng thuốc cho mụn viêm mức độ nặng
Điều trị mụn bọc bằng thuốc cho mụn viêm mức độ nặng

5.1.2, Thuốc bôi ngoài da

  • Benzoyl peroxide, acid salicylic: Có tác dụng loại bỏ các tế bào chết và làm khô dầu thừa.
  • Nhóm Retinoid: Retinoid được làm từ vitamin A, có khả năng làm cho lỗ chân lông được thông thoáng, làm sạch được bã nhờn trên da.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ như clindamycin, dapsone, erythromycin, và sulfacetamide: Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Tuy nhiên, mụn bọc là trường hợp mụn nghiêm trọng, nằm sâu dưới da nên dùng phương pháp thuốc bôi ngoài da thường sẽ không đem lại hiệu quả cao.

5.1.3, Kháng sinh đường uống

Kháng sinh dùng theo đường uống có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây ra mụn. Nhưng, các kháng sinh này có tác dụng không mong muốn, có thể gây đau dạ dày hoặc làm nhiễm nấm âm đạo đối với phụ nữ.

Kháng sinh đường uống thường gặp nhất được kê đơn cho mụn trứng cá là minocycline và doxycycline. 2 loại này không được sử dụng đối với phụ nữ đang có thai hoặc đối với trẻ nhỏ hơn 9 tuổi.

5.2. Sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh hormone

Hormone androgen là hormone làm cho mụn trứng cá phát triển. Hormone estrogen có khả năng làm giảm tác dụng của hormone androgen. Đôi khi, estrogen dưới dạng thuốc tránh thai được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ bị mụn trứng cá ở mức độ trung bình hoặc nặng (ví dụ mụn bọc).

Tuy nhiên, không phải mọi biện pháp tránh thai bằng đường uống đều dùng để điều trị mụn bọc. Một số biện pháp, không những không đem lại hiệu quả mà còn làm tình trạng mụn trầm trọng hơn. Một số thuốc tiêm tránh thai hoặc một số loại dụng cụ tử dụng cũng có nguy cơ làm mụn bọc hoặc mụn trứng cá diễn biến nặng hơn. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp và tốt nhất.

Spironolactone là một loại thuốc khác có khả năng khiến cho tác dụng của hormone androgen bị giảm xuống, được dùng trong điều trị mụn cho phụ nữ.

Có thể mất thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng thì mới thấy được hiệu quả của thuốc tránh thai và một số loại thuốc nội tiết khác dùng để trị mụn. Trong thời gian mang thai thì không được sử dụng thuốc để điều trị mụn.

Sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh hormone
Sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh hormone

6, Lưu ý đối với điều trị mụn bọc khi mang thai

Có rất nhiều phương pháp điều trị mụn bọc không được an toàn đối với phụ nữ có thai. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc có dự định có con thì trước khi mang thai thì cần phải ngừng các phương pháp đang điều trị lại. Và bạn cần thông báo cho bác sĩ da liễu biết điều này.

7, Chăm sóc da hạn chế mụn bọc tại nhà

Chăm sóc da là việc rất quan trọng trong quá trình điều trị mụn bọc. Nó có thể giúp bạn phòng ngừa được mụn xuất hiện trở lại và giúp da bạn mau lành.

7.1. Vệ sinh da mặt thường xuyên

Bạn cần rửa mặt thường xuyên mỗi ngày bằng nước rửa mặt có độ pH thích hợp, tuy nhiên chỉ được rửa tối đa 2 lần mỗi ngày. Bạn có thể dùng các loại sữa rửa mặt dành cho da mụn như Oil of Olay, Cetaphil, Dove bar hoặc các dòng sữa rửa mặt tạo được bọt và rửa cùng với nước ấm. Bạn không nên dùng dụng cụ thô ráp hoặc bông rửa để rửa mặt, bạn nên sử dụng tay để rửa. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ tay của bạn trước khi rửa mặt. Rửa quá mạnh hoặc chà mạnh có thể làm hỏng bề mặt da hoặc làm cho mụn bọc diễn biến nặng hơn.

Tuyệt đối không được nặn hoặc chích mụn. Bởi vì, làm như thế sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên xấu hơn, gây đau sưng và để lại sẹo. Điều này cũng khiến cho da bị tổn thương và dễ bị nhiễm trùng.

7.2. Tuyệt đối không tự ý nặn mụn viêm sưng

Bạn không được tự ý nặn mụn, mà nên tới các spa làm đẹp để các chuyên viên giúp nặn mụn. Bởi vì, nặn không đúng cách sẽ để lại hậu quả trầm trọng hơn.

7.3. Tẩy tế bào chết trên da định kỳ

Việc thường xuyên tẩy da chết sẽ giúp loại trừ được bã nhờn, bụi bẩn và một số tác nhân làm tắc nghẽn lỗ chân lông khác. Từ đó, giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện mụn.

Nếu da bạn có mụn bọc thì nên dùng những sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng và không gây kích ứng.

Mỗi tuần bạn chỉ nên tẩy da chết 1 lần hoặc 2 lần. Bạn không nên quá lạm dụng việc tẩy da chết, bởi sẽ gây tổn thương cho da.

Tẩy tế bào chết trên da định kỳ
Tẩy tế bào chết trên da định kỳ

7.4. Dưỡng ẩm cho da

Dùng kem dưỡng ẩm để cho da luôn giữ được độ ẩm, giảm thiểu việc khô da và bong tróc da. Việc khô và bong tróc da là tác dụng phụ rất hay gặp đối với một số phương pháp trị mụn.

Bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm không gây mụn và ít có nguy cơ làm bít tắc lỗ chân lông.

7.5. Sử dụng kem chống nắng

Có một số phương pháp điều trị sẽ làm cho da tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời như doxycycline, retinoids. Vì thế bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để giảm được tổn thương do ánh nắng gây ra. Bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên trước khi ra ngoài nắng.

Việc điều trị mụn bọc sẽ gặp khó khăn và cần thời gian dài. Vì thế, bạn phải thật kiên trì với các phương pháp điều trị để đem lại được kết quả tốt.

Xem thêm:

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *