Mụn trứng cá trên da đầu thường hiếm gặp hơn các loại mụn trứng cá ở các vùng khác trên cơ thể như vùng da mặt, cằm, trán, cánh mũi hay ở lưng. Bệnh nhân xuất hiện mụn trứng cá ở da đầu thường gặp rất nhiều rắc rối như rụng tóc, da đầu tăng tiết dầu, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Mụn trứng cá xuất hiện trên da đầu cũng khó chữa hơn các vị trí khác do phải chịu tác động từ nhiều yếu tố khác. Bài viết dưới đây Mice Beauty (micebeauty.com)sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về tình trạng này.
1, Tình trạng mụn trứng cá trên da đầu
Mụn trứng cá trên da đầu là hiện tượng trên da đầu xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti hoặc mụn viêm, sưng đỏ và có đầu trắng khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Mụn xuất hiện do phản ứng viêm xung quanh chân tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vệ sinh da đầu không kỹ hoặc cơ địa da đầu tiết nhiều dầu nhờn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vùng da bên trong gây nên hiện tượng mụn trứng cá trên da đầu.
Tần suất gặp phải hiện tượng mụn trứng cá trên da đầu thường ít hơn mụn trứng cá trên da mặt và lưng. Tuy nhiên, việc điều trị mụn trứng cá ở vùng này cũng không hề dễ dàng.
Mụn trứng cá xuất hiện trên da đầu, kẽ tóc của bệnh nhân có thể ở nhiều mức độ khác nhau như:
+ Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ bao gồm: da đầu xuất hiện các mụn ti li, mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Mụn đầu đen là kết quả của sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da lâu ngày hình thành nên.
+ Mụn trứng cá ở mức độ trung bình: mụn loại này có thể là các nốt mụn nổi trên bề mặt da đầu, sưng đỏ và thường có mủ trắng ở đầu các nốt mụn.
+ Mụn trứng cá ở mức độ nặng: ở mức độ nặng, mụn trứng cá có thể hình thành ra mụn trứng cá hạch, mụn bọc sưng đỏ, có mủ trắng, đầu cứng, gây đau rát, ngứa và khó chịu cho người bệnh.
2, Các loại u mụn trên da đầu
Không chỉ có mụn trứng cá, trên da đầu còn có thể hình thành nên rất nhiều loại mụn khác, thậm chí là u nang trên da gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ cũng như sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Thông thường, bệnh nhân hay gặp tình trạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn viêm trên da đầu. Đây là mụn ở mức độ nhẹ, điều trị cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên chủ quan, cần có phương pháp điều trị phù hợp để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng, hoại tử da đầu.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng viêm nang tóc trên da đầu. Đây chính là hiện tượng vùng nang tóc trên da đầu bị viêm nhiễm. Bệnh xảy ra thường xuyên ở những người có cơ địa da dễ đổ dầu, tỷ lệ gặp viêm nang lông ở cả nam và nữ là như nhau. Ban đầu, da đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt sần nhỏ, mẩn ngứa quanh chân tóc, lâu dần sẽ đóng vảy, bong chóc và thường không để lại sẹo. Bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã, da đầu xuất hiện những mảng da đỏ, rát, dễ bong tróc. Bệnh nhân bị viêm da tiết bã thường không có cảm giác ngứa mà thường đau rát do da đầu bong tróc vảy.
Trong một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể gặp bệnh lý u nang biểu bì hay còn gọi là u nang bã nhờn. Bệnh lý này bao gồm những cục u nhỏ, sờ rất cứng phát triển ở ngay dưới da. Những u nang này thường không gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau rát và hầu hết không tiến triển thành ung thư.
Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp tình trạng ung thư biểu mô tế bào vảy. Những vết sần sùi trên da đầu cần được kiểm tra kỹ lưỡng vì có thể đó chính là dấu hiệu của các tế bào ung thư.
3, Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá trên da đầu
Mụn trứng cá thường hình thành do các nang tóc bị tắc nghẽn công thêm tình trạng da đầu tiết quá nhiều bã nhờn sẽ giúp tạo điều kiện cho tế bào da chết và nấm men, vi khuẩn xâm phầm vào sâu bên trong da, phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm da đầu và xuất hiện mụn trứng cá trên da đầu.
Một số yếu tố có khả năng tác động đến da đầu và gây ra tình trạng mụn trứng cá trên da đầu bao gồm:
- Thường xuyên sử dụng các vật dụng như mũ nón, mũ bảo hiểm khiến da đầu bị bí, tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, việc không thường xuyên vệ sinh mũ nón cũng có thể làm tăng khả năng gây mụn trứng cá trên da đầu.
- Không vệ sinh da đầu sạch sẽ, không gội đầu thường xuyên. Sử dụng dầu gội đầu có chứa các hóa chất độc hại trong thời gian kéo dài.
- Các chất hóa học từ thuốc nhuộm tóc, thuốc làm tóc, gel tạo kiểu tóc hoặc keo xịt tóc tích tụ lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá.
- Các chất bã nhờn, các tế bào da chết tích tụ tại các nang tóc không được loại bỏ, lâu ngày sẽ làm nang tóc bị viêm, gây mụn trứng cá.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến da đầu bị nổi mụn. Theo một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến việc hình thành mụn được công bố trên Advances in Dermatology and Allergology. Nghiên cứu này chỉ ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều chất bột đường có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá.
Một số tác nhân cụ thể là nguyên nhân khiến các da đầu bị nổi mụn trứng cá nghiêm trọng:
- Nhiễm vi khuẩn họ Cutibacterium
- Nhiễm tụ cầu khuẩn
- Nhiễm tụ cầu vàng.
- Da đầu có nấm men từ nhóm Malassezia
- Rận nhóm Demodex folliculorum
- Da đầu bị nhiễm vi khuẩn Propionibacterium acnes
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Theo một số nghiên cứu cho thấy, việc không kiểm soát được các nhân tố gây stress có thể làm cho tuyến bã nhờn trong cơ thể tăng cường hoạt động. Từ đó dẫn đến tình trạng da xấu đi và xuất hiện mụn.
4, Cách điều trị mụn trứng cá ở da đầu hiệu quả
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể điều trị mụn trứng cá ở da đầu bằng cách sử dụng dấm táo. Sau khi gội đầu, bạn có thể gội đầu lại bằng nước dấm táo pha loãng. Kết hợp massage nhẹ nhàng giúp da đầu thư giãn và giúp các hoạt chất trong giấm táo thâm sâu, gây tác dụng chống viêm hiệu quả nhất. Sau đó hãy xả lại bằng nước sạch. Các hoạt chất trong dấm táo có tác dụng tẩy rửa và kháng viêm rất tốt, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá tối ưu và giảm tối đa nguy cơ bị tái phát mụn.
Đối với những trường hợp bị mụn trứng cá trên da đầu ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng dầu gội đầu cũng có thể dễ dàng điều trị dứt điểm mụn. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn viêm trên da đầu. Những loại dầu gội này thường được bán rộng rãi mà không cần phải có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Dầu gội được sử dụng với mục đích trị mụn trên da đầu thông thường sẽ có một số hoạt chất như:
- Acid salicylic: Acid salicylic được coi là một trong những chất tẩy tế bào chết vô cùng hiệu quả, giúp loại bỏ nhanh lớp da chết trên da đầu, loại bỏ tác nhân hàng đầu gây ra mụn trứng cá.
- Acid glycolic: Cũng tương tự như acid salicylic, acid glycolic cũng có khả năng loại bỏ các tế bào chết trên da đầu. Ngoài ra, loại acid này còn có công dụng trung hoà, tiêu huỷ bã nhờn và vi khuẩn.
- Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide là một hoạt chất vô cùng phổ biến trong điều trị mụn. Hoạt chất này có khả năng tác động trực tiếp lên vi khuẩn gây mụn, tiêu diệt vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình chín của mụn trứng cá, giảm thời gian điều trị.
- Ketoconazole: đây là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc chống nấm. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại nấm da, nấm tóc và nấm móng, tiêu diệt nguyên nhân gây mụn và có khả năng cải thiện tình trạng bong tróc, mẩn đỏ da hiệu quả.
- Ciclopirox: hoạt chất này cũng là một loại thuốc có tác dụng chống nấm và thường được phối hợp với một số hoạt chất khác dùng trong điều trị nhiễm trùng da. Ngoài ra, thuốc còn là thành phần không thể thiếu ở trong các sản phẩm dầu gội trị gàu.
- Tinh dầu tràm trà: loại tinh dầu này có khả năng kháng viêm cực mạnh, nó có khả năng ức chế sự hoạt động, thậm chí là tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn trứng cá trên da đầu.
Trong các trường hợp bị mụn trứng cá nghiêm trọng, người bệnh không những phải chịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát mà còn gặp phải các biến chứng khác như rụng tóc, bong tróc mảng da đầu. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và thăm khám tận tình. Một số biện pháp điều trị mụn trứng cá ở thể nặng:
- Dùng kem bôi ngoài da: Các loại kem có chứa thành phần corticoid, thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ
- Dùng corticoid đường uống, đường tiêm.
- Trong trường hợp mụn, mẩn ngứa do dị ứng, bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc kháng histamin.
- Dùng Tretinoin, Isotretinoin đường uống.
- Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống, đường tiêm.
- Dùng các thủ thuật, liệu pháp quang trị liệu.
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chỉ định, không nên tự ý thay đổi liều lượng, tự ý rút ngắn hoặc kéo dài thời gian điều trị. Đặc biệt là đối với các thuốc kháng sinh hoặc các thuốc thuộc nhóm corticoid, nếu tự ý thay đổi liệu trình điều trị có thể khiến tình trạng mụn trở nặng, thậm chí có thể lây lan ra các khu vực lân cận.
5, Phòng ngừa mụn trứng cá trên da đầu
Để phòng ngừa mụn trứng cá xuất hiện và hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn trứng cá, bạn nên:
- Vệ sinh da đầu thường xuyên, gội đầu sau khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc sau khi đội mũ bảo hiểm đường dài gây tiết nhiều mồ hôi.
- Dùng các loại mũ, vật dụng che chắn thông thoáng.
- Tránh sử dụng các loại dầu gội có chứa các hóa chất độc hại. Việc sử dụng các loại dầu gội này rất dễ gây kích ứng và khiến da đầu dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn.
- Nên dùng các sản phẩm dầu gội đầu có thành phần thảo mộc, dược liệu tự nhiên an toàn, dịu nhẹ cho da đầu.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc, sản phẩm nhuộm tóc.
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể gây ra mụn trứng cá trên da đầu như gàu.
- Tránh sử dụng các dụng cụ gây tổn thương da đầu, dùng lược tròn và cắt móng tay thường xuyên, để hạn chế xước da đầu.
- Bổ sung các thực phẩm và các sản phẩm có chứa vitamin A, D, E và một số khoáng chất khác để tăng cường sức đề kháng cho làn d, hạn chế tình trạng viêm mụn trên da hiệu quả.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
Với những thao tác vô cùng đơn giản, bạn đã có thể phòng tránh được tình trạng mụn trứng cá trên da đầu. Tránh tình trạng mụn phát triển tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc cho điều trị.
Xem thêm: