Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, mụn trứng cá vẫn đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Bởi nó gây ảnh hưởng đến da và thẩm mỹ. Do đó, bạn cần hiểu rõ hơn về mụn trứng cá. Bài viết dưới đây, Mice Beauty sẽ đưa ra cho các bạn các thông tin cần thiết về loại mụn này.

1, Mụn trứng cá là gì?

Thông thường, sự biến đổi nồng độ hormone ở giai đoạn tuổi dậy thì hoặc bất cứ độ tuổi nào cũng sẽ gây ra tình trạng mụn. Mụn trứng cá sẽ xuất hiện khi mà xảy ra bít tắc các nang lông ở dưới da. Các lỗ chân lông bị bịt kín bởi dầu nhờn và tế bào da chết khiến cho da bị nổi lên các nốt mụn (hay còn gọi là mụn nhọt).

Thông thường, mụn trứng cá sẽ mọc lên trên mặt. Tuy nhiên, có thể xuất hiện ở một số chỗ khác như vai, lưng, ngực.

Hầu hết, mụn trứng cá sẽ giảm và biến mất khi mọi người bước sang 30 tuổi. Nhưng vẫn gặp những người dì đã 40 tuổi hoặc 50 tuổi vẫn còn gặp tình trạng nổi mụn này.

Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là gì?

2, Phân loại mụn trứng cá

Mụn trứng cá có rất nhiều loại. Tuy nhiên thường gặp nhất là mụn trứng cá đỏ, mụn trứng cá bọc, mụn trứng cá viêm và một số loại khác nữa.

2.1. Mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng hay gặp phải. Nhận biết đặc trưng của loại mụn này là những nốt mụn bị viêm đỏ và trong những đợt bùng phát sẽ xuất hiện mủ. Mụn sẽ xuất hiện chủ yếu ở 2 bên má vùng quanh mũi và quanh trán. Có một số chị em nói rằng khi có chu kỳ kinh nguyệt thì mụn sẽ bùng phát. Vì vậy, mụn có thể xuất hiện và biến mất theo chu kỳ.

Mụn trứng cả đỏ có nhiều loại khác nhau và mỗi loại có biểu hiện khác nhau. Và dưới đây là 4 dạng thường gặp nhất:

  • Mụn trứng cá đỏ sẩn, mụn mủ: Dạng này gần giống với mụn trứng cá, nên trong chẩn đoán dễ xảy ra sai sót. Loại mụn này thường hay gặp nhất đối với những phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Biểu hiện của da mặt khi xuất hiện mụn trứng cá dạng này là da rất đỏ, nhờn, dễ nhạy cảm và có những mạch máu hiện rõ dưới da.
  • Mụn trứng cá đỏ dạng giãn mạch: Một số biểu hiện thường gặp là da mặt đỏ, các mạch máu bị giãn. Đồng thời, da trở nên nhạy cảm hơn, da khô ráp hoặc bị tróc vảy, xuất hiện cả cảm giác châm chích da.
  • Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện mắt: Những biểu hiện chủ yếu xuất hiện ở mắt. Cụ thể, mắt bị đỏ, xuất hiện những chấm xuất huyết. Đồng thời, mắt sẽ thấy nóng và khô, có cảm giác bị châm chích, thị lực giảm và rất nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mụn trứng đỏ cá mũi to: Đây là dạng hiếm khi gặp và thường gặp ở nam giới. Khi dạng mụn này nổi lên có thể sẽ xuất hiện thêm các dạng khác của trứng cá đỏ. Biểu hiện của dạng này là da đỏ, vùng mũi da sẽ dày và sần, bị giãn các mạch máu.

2.2. Mụn trứng cá bọc

Mụn trứng cá bọc là xuất hiện những nốt mụn nổi cao lên trên bề mặt da, bao lấy xung quanh là quầng viêm. Đầu tiên, các nốt mụn nhỏ và cứng sẽ mọc riêng lẻ, các nốt này sẽ đỏ và sưng tấy lên. Dần dần các nốt mụn sẽ lớn lên, rồi tụ lại thành từng mảng và hình thành nên mủ, bên trong mủ có máu gây cảm giác đau nhức, khó chịu.

Mụn trứng cá bọc xuất hiện chủ yếu ở mặt, đặc biệt là ở mũi và cằm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở lưng, da đầu, vai, cổ, …

Loại mụn này gây ra tổn thương sâu tới lớp trung bì của da. Khi mụn biến mất sẽ để lại những vết sẹo, vết thâm và làm cho lỗ chân lông to hơn.

Mụn trứng cá bọc là tình trạng viêm nhiễm nặng ở trên da. Vì thế, nó được xếp vào hàng “cứng đầu” và khó trị nhất.

Phân loại mụn trứng cá
Phân loại mụn trứng cá

2.3. Mụn trứng cá viêm

Sẩn đỏ mụn mủ hoặc mụn nang bao bọc đều được xếp là mụn trứng cá viêm. Mụn trứng cá viêm là tình trạng mụn đỏ và sưng, khi chạm vào sẽ gây cảm giác đau.

Như bình thường, để giữ ẩm cho da thì các nang lông tuyến bã sẽ tiết ra chất nhờn. Khi mụn trứng cá xuất hiện, rất nhiều hormone androgen được tiết ra gắn vào các thụ thể trên bề mặt tế bào tuyến bã. Vì thế, nó sẽ kích thích sự phát triển của tuyến bã, lượng chất nhờn bài tiết ra nhiều và làm cổ nang bị sừng hóa khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc. Lúc này trong tế bào, acid béo tự do sẽ bị các vi khuẩn gây ra mụn trứng cá chuyển hóa và chất nhờn cũng bị tụ lại gây ra các yếu tố viêm.

Khi bị mụn trứng cá viêm thì sẽ xuất hiện một số tổn thương sau đây:

  • Sẩn: Đây là dạng mụn viêm được biểu hiện bằng nốt gò trên da mặt (có thể chưa bị nhiễm trùng vi khuẩn P.acnes). Mụn này màu đỏ, kích thước nhỏ, bên trong chưa có mủ và chưa có cảm giác đau. Tại da vùng trung bì, mụn sẩn bắt đầu có hiện tượng viêm nhẹ. Khi mụn sẩn chịu tác động từ bên ngoài vào sẽ phát triển sang mụn mủ.
  • Mụn mủ: Đây là dạng mụn viêm được biểu hiện trên da mặt bằng nhú nổi gò cao có màu đỏ kèm theo có chóp màu trắng đục. Mụn mủ xuất hiện khi mà vách nang lông tại vùng cao hay vùng nằm ngang vỡ ra. Lúc này, vi trùng sẽ xâm nhập vào cùng với bạch cầu sản sinh ra mủ trắng đục và gây đau nhức. Đôi khi, mủ trắng chiếm toàn bộ mụn.
  • Mụn dạng cục: Đây là dạng mụn viêm bị tổn thương nặng, được thể hiện bởi 1 cục mụn cứng đỏ, sưng và gây đau nhức ở sâu dưới lớp da. Nguyên nhân của tổn thương này là do vách nang lông vỡ ra ở sâu bên trong. Lúc này, vi trùng mô viêm sẽ lan xuống phần trung bì  và lan sang cả các nang lông giáp bên. Mụn dạng cục hay còn được gọi là mụn toàn phát, do nó được xếp ở dạng mụn viêm nặng và mụn lây lan về cả chiều sâu lẫn chiều ngang.
  • Mụn dạng nang: Đây là dạng mụn viêm bị tổn thương rất nặng và được xếp vào dạng phức tạp nhất. Nguyên nhân gây ra mụn này là do vỡ vách nang lông và bị lan rộng sang rất nhiều nang lông khác tạo nên 1 túi mủ lớn nằm rất sâu ở dưới da. Mụn dạng nang được miêu tả như 1 túi mủ mềm phập phều. Mụn có kích thước lớn từ 0,5 cm đến vài cm. Thông thường khi mụn nang xuất hiện sẽ đi kèm theo cảm giác đau, ngứa. Do vi trùng P.acnes và các vi sinh vật khác (như tụ cầu khuẩn hay liên cầu khuẩn) khiến cho nang lông bị nhiễm trùng. Như vậy, mụn dạng nang là kết quả của quá trình lây lan rộng rãi và ăn sâu của việc nhiễm trùng các nang lông. Khi lấy nhân mụn thì có thể để lại sẹo.

2.4. Một số loại mụn trứng cá khác

Bên cạnh những loại mụn kể trên thì còn một số loại mụn trứng cá thường gặp khác. Và dưới đây là một số loại hay gặp:

  • Mụn đầu trắng: Đây là mụn có kích thước nhỏ li ti, nằm phía dưới da.
  • Mụn đầu đen: Đây là mụn có màu đen, nằm trên bề mặt da. Mụn đầu đen là kết quả của quá trình mụn đầu trắng trên bề mặt da bị oxy hóa.

3, Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá

Sau đây là một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sự có mặt của mụn trứng cá:

  • Sự tăng tiết ra bã nhờn: Dấu hiệu này được biểu hiện qua việc bã nhờn được bài tiết quá nhiều. Có nhiều nguyên nhân gây tăng sự tiết bã nhờn như lượng hormone, thời tiết, yếu tố di truyền và quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra, một số bệnh như viêm nang lông, viêm da tiết bã, … cũng làm cho quá trình tiết bã nhờn bị thay đổi
  • Tăng sự sừng hóa: Dấu hiệu này được biểu hiện qua sự dày lên của lớp da ngoài cùng (hay lớp sừng). Sự dày lên này làm bịt kín các ống của tuyến tiết bã nhờn, làm ngắt quãng hoặc nhiễu loạn quá trình tiết bã nhờn.

Ở nang lông xảy ra quá trình da tăng tiết bã nhờn và tăng sừng khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc. Lúc này, các vách nang lông bị phình lên. Nếu sự bít tắc  này ở gần bề mặt da thì sẽ tạo điều kiện cho mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen hình thành.

  • Vi khuẩn thâm nhập: Vi khuẩn P.acnes và các vi khuẩn vô hại khác sống trên da sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào các nang đã bị bịt kín. Từ đó làm cho các nốt sần, mụn bọc, mụn mủ và mụn dạng nang sẽ bắt đầu hình thành.
  • Bị viêm nhiễm: Hậu quả của 3 biểu hiện trên để lại là da bị viêm nhiễm và đỏ ửng. Trong một số trường hợp, vào giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm xảy ra hiện tượng vỡ ra của các nang. Vi khuẩn, các chất béo, các tế bào sừng đã chết và các mảnh tế bào giải phóng ra sẽ hình thành nên các vết viêm nhiễm sâu và lan rộng sang các mô kề cạnh.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá

4, Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

Để điều trị và phòng tránh được mụn trứng cá thì chúng ta phải biết nguyên nhân xuất hiện mụn trứng cá.

Loại vi khuẩn gây nên mụn trứng cá thường xuyên gặp là vi khuẩn Propionibacterium acnes (viết tắt: P.acnes).

Theo như tìm hiểu, các tế bào chết được đưa lên bề mặt da là do thông qua các nang để bã nhờn có thể mang theo chúng. Nhưng khi các nang này bị bít tắc thì bã nhờn cùng với tế bào chết sẽ tích tụ dưới da. Lâu ngày sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên mụn trứng cá.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên sự tắc nghẽn các nang:

  • Nồng độ hormone Androgen tăng lên.
  • Sử dụng mỹ phẩm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thức khuya thường xuyên hoặc mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Ăn thực phẩm cay, nóng.

5, Mụn trứng cá thường gặp trên những đối tượng nào?

Dưới đây là những nhóm đối tượng có thể dễ mắc mụn trứng cá nhất:

  • Nhóm người đang trong độ tuổi trẻ vị thành niên: Đây là độ tuổi mà tâm sinh lý thay đổi, chế độ sinh hoạt lại không khoa học sẽ dẫn đến rối loạn hormone và xuất hiện mụn trứng cá.
  • Nhóm người có làn da dầu: So với người bình thường, nhóm người này có lượng nhất nhờn bài tiết rất cao. Nếu họ không vệ sinh da kỹ lưỡng thì sẽ có khả năng cao bị nổi mụn hoặc gây viêm nhiễm.
Mụn trứng cá thường gặp trên những đối tượng nào?
Mụn trứng cá thường gặp trên những đối tượng nào?
  • Nhóm phụ nữ đang mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt: Đây là giai đoạn thay đổi nội tiết tố, khiến cho hormone mất ổn định. Do đó, da sẽ sinh ra nhiều chất nhờn và có nguy cơ cao bị nổi mụn.
  • Nhóm người sử dụng thuốc trong thời gian dài: Một số loại thuốc sử dụng kéo dài khiến gan chịu áp lực sẽ khó đào thải được chất độc ra ngoài. Lúc này, chất độc sẽ bị tích tụ lại và đào thải qua da.
  • Nhóm người làm việc văn phòng: Đây là nhóm người thường xuyên phải làm việc với điện thoại và máy tính, nên chịu nhiều tác động từ tia bức xạ. Từ đó, khiến da bị yếu dần và dễ nổi mụn.

6, Cách điều trị và phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả

6.1. Điều trị

Thuốc được sử dụng để điều trị mụn trứng cá được chia làm 2 loại chính:

  • Nhóm thuốc bôi tại chỗ: Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ; thuốc có tác dụng làm cho nhân mụn khô lại, tiêu sừng và làm mờ vết thâm sau mụn.
  • Nhóm thuốc điều trị trên toàn thân: vitamin, kháng sinh, thuốc tiêu sừng và liệu pháp hormone.

Tùy vào mức độ bị mụn của từng bệnh nhân mà sẽ có giải pháp trị liệu khác nhau.

Người bị mụn trứng cá không được tự ý mua thuốc về trị liệu, nhất là kháng sinh.

Cách điều trị và phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả
Cách điều trị và phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả

6.2. Phòng tránh

  • Sau khi sử dụng mỹ phẩm hoặc sau khi tiếp xúc với chất dầu khoáng gây mụn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ và kỹ lưỡng da mặt.
  • Không nên dùng tay sờ lên mặt hoặc nặn mụn.
  • Không nên dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi có chứa Corticoides.
  • Không nên thức khuya, ăn thực phẩm cay nóng hoặc thực phẩm nhiều chất béo.
  • Tránh áp lực và stress.
  • Khi còn ở mức độ nhẹ cần điều trị ngay để tránh để lại biến chứng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết nhất về mụn trứng cá mà muốn gửi tới các bạn đọc.

Xem thêm:

Sẹo hỗn hợp: đặc điểm, cách điều trị và sửa chữa hiệu quả

Sẹo thường là gì? Phân loại, yếu tố hình thành và cách điều trị

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *