Mọc mụn trứng cá ở vành tai: Nguyên nhân, cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Ngoài việc xuất hiện mụn trứng cá ở mặt, ngực, lưng, mụn trứng cá còn có thể mọc ở trong tai, vành tai gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Người bệnh cần thận trọng với những vết mụn này vì nó khó chữa trị. Vậy nguyên nhân mọc mụn trứng cá ở vành tai và làm cách nào để điều trị chúng? Hãy cùng Mice Beauty tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1, Mọc mụn trứng cá ở vành tai là bệnh gì?

Mụn trứng cá mọc ở vành tai, trong tai thường không phổ biến bằng mụn trứng cá trên mặt, tuy nhiên tỉ lệ số người gặp phải tình trạng này không hề hiếm. Các dạng mụn có thể là mụn bọc, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn trứng cá… và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn. Tại các vị trí này, những nốt mụn ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là những vết mụn to, sưng viêm sẽ gây nên cảm giác đau nhức dữ dội và việc chữa trị cũng rất khó khăn.

Mọc mụn trứng cá ở vành tai là bệnh gì?
Mọc mụn trứng cá ở vành tai là bệnh gì?

2, Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở vành tai

2.1, Bệnh viêm tai

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai có thể là việc sử dụng dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo vệ sinh hoặc bơi lội hay tắm rửa ở những khu vực nước bẩn. Các vi khuẩn sẽ phát triển, gây nhiễm trùng, viêm tai,  nổi mụn cùng với đó là đau nhức, khó chịu.

2.2, Nhiễm trùng khi xỏ khuyên trên vành tai

Ngoài việc xỏ khuyên tai an toàn nhất ở thùy tai, nhiều người có thể bấm lỗ ở trong, ngoài vành tai hay xỏ đúp, xuyên ngang,… Điều này có thể gây trầy xước, nhiễm trùng và gây ra mụn nhọt ở tai.

Ngoài việc kiêng một số thực phẩm dễ gây sẹo sau khi xỏ khuyên, người bệnh cần chăm sóc vùng lỗ xỏ khuyên. Nếu không thì vết thương có thể nhiễm khuẩn, sưng viêm, nổi mụn gây lở loét và đau nhức dữ dội.

2.3, Không vệ sinh tai sạch sẽ

Việc vệ sinh tai là vô cùng quan trọng vì vi khuẩn cùng với bụi bẩn, dầu thừa tích tụ sẽ khiến da bị nổi mụn. Bạn cũng cần làm sạch tai nghe thường xuyên và không dùng tay bẩn để chạm vào tai để ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh và gây mụn trong tai.

2.4, Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Việc nổi mụn trứng cá, mụn bọc mọc ở trong tai, vành tai có thể là biểu hiện rối loạn hormone. Trong giai đoạn thai kỳ, kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh ở phụ nữ cũng là nguyên nhân dễ gây mọc mụn bất thường.

2.5, Chế độ ăn uống không khoa học

Những món ăn gây mụn mọc trong tai là những món cay nóng, nhiều dầu mỡ cùng với đó là những chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia,…. Người bệnh cũng cần bổ sung nước uống, tránh làm cơ thể thiếu nước, mệt mỏi. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt và ngăn ngừa mụn trứng cá ở tai.

Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây ra mụn bọc ở vành tai
Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây ra mụn bọc ở vành tai

2.6, Các nguyên nhân gây nổi mụn nhọt trong lỗ tai khác

  • Tuyến bài tiết trong tai tiết ra quá nhiều dầu.
  • Ống tai bị dị ứng với hóa mỹ phẩm.
  • Dùng tai nghe bẩn, kém chất lượng, không được vệ sinh, dùng chung với người khác.
  • Áp lực, căng thẳng
  • Chạm tay bẩn vào lỗ tai, vành tai
  • Do thận đang hoạt động không tốt.
  • Do ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm, khói bụi

Nếu quan sát thấy mụn sưng tấy, mụn mủ viêm, lâu không khỏi thì hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác tình trạng và chữa trị kịp thời.

3, Mọc mụn trứng cá trong tai có nguy hiểm không?

Vậy thì câu hỏi mà nhiều người đặt ra là mụn ở tai, vành tai có nguy hiểm hay không? Do ở bên trong tai nên loại mụn này ít làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên mụn mọc trong tai, vành tai tương đối nguy hiểm có thể gây sưng viêm và nhiễm trùng mạch máu.

Các chuyên gia da liễu cho biết, hầu hết các trường hợp mụn trong tai hay bất kì vị trí nào trên cơ thể có thể chỉ là vấn đề da liễu thông thường. Nhưng trong một số trường hợp, nó là biểu hiện của nội tại không khỏe và là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Dựa theo Face Mapping, một bản đồ trị mụn cho biết vị trí mọc mụn phản ánh thể trạng của từng người vì mỗi vị trí trên khuôn mặt đều liên quan đến một cơ quan nội tạng, thì việc mụn nhọt ở tai là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang nhiễm độc, mệt mỏi, suy giảm chức năng hoặc do cơ thể thiếu nước

Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chăm soc nếu những nốt mụn bọc sưng to, mụn mủ trong ống tai hoặc vành tai.

Mọc mụn trứng cá trong tai có nguy hiểm không?
Mọc mụn trứng cá trong tai có nguy hiểm không?

4, Cách chữa trị mụn ở trong tai

Những cách trị mụn khác nhau sẽ tùy thuộc vào mức độ của mụn. Một số cách trị mụn trong tai sau đây mà bạn có thể áp dụng là:

4.1, Sử dụng thuốc trị mụn

Bạn có thể phải sử dụng thuốc trị mụn đối với trường hợp mụn bị nặng, sưng to, viêm nhiều và chứa mủ, có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này. Những loại thuốc sau đây có thể được sử dụng để trị mụn trong tai, vành tai:

  • Hydro peroxide.
  • Minocycline, doxycycline.
  • Các loại thuốc bôi kháng sinh, ví dụ như polysporin và neosporin.
  • Isotretinoin.
  • Những sản phẩm có chứa axit salicylic.
  • Tretinoin.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen (Aleve), ibuprofen (Advil).

4.2, Trị mụn trứng cá ở vành tai bằng phương pháp dân gian

Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp những nốt mụn nhẹ, xuất hiện ở vành tai. Bạn không nên bôi hay đưa bất cứ thứ gì vào bên trong tai nếu mụn ở sâu bên trong, hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.

Tỏi, giấm táo, húng quế là một số nguyên liệu thường được dùng để trị mụn mọc trong tai vô cùng hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần rửa mặt thật sạch sau đó thoa trực tiếp lên nốt mụn nhũng nguyên liệu đã được giã nát hoặc xay nhuyễn.

Người bệnh cần sử dụng phương pháp này đều đặn, thường xuyên hàng ngày đến khi các nốt mụn xẹp xuống, hết sưng đau và lành lặn. Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần rửa tay, vệ sinh tai sạch sẽ, rửa dược liệu thật kỹ. Ngoài ra, để làm giảm viêm nhiễm và kích ứng ở tai trước khi thực hiện phương pháp trên, bạn hãy dùng miếng giữ nhiệt, gạc ẩm và cồn y tế.

Trị mụn trứng cá ở vành tai bằng phương pháp dân gian
Trị mụn trứng cá ở vành tai bằng phương pháp dân gian

5, Lời khuyên của chuyên gia phòng tránh mụn trứng cá ở tai

Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa trị, những thói quen trong sinh hoạt, ăn uống cũng cần phải thay đổi để ngăn ngừa tình trạng mụn mọc trong tai. Một số lời khuyên được các chuyên gia da liễu đưa ra như sau:

  • Vệ sinh tai sạch sẽ thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hoặc bụi bẩn, bã nhờn tích tụ, giảm tế bào chết và bã nhờn. Cùng với đó là làm sạch các đồ vật như khuyên tai, tai nghe.
  • Hạn chế chạm tay vào vành tai, lỗ tai, không sử dụng các vật sắc nhọn, cứng chọc vào tai vì dễ gây nhiễm trùng.
  • Không tắm, bơi trong khu vực nước bẩn.
  • Kiêng những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, xây dựng chế độ ăn lành mạnh.
  • Uống đủ nước lọc từ 1,5-2 lít/ngày, hạn chế rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà sữa.
  • Tuyệt đối không nặn mụn, vì có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Khi xỏ khuyên tai cần lựa chọn những nơi uy tín, dụng cụ phải được tiệt trùng.
  • Cần đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như lở loét, nhiễm trùng để kịp thời xử lý

Như vậy, mụn mọc trong tai có thể rất nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Người bệnh cần chủ động xử lý và phòng ngừa đúng cách ngay khi phát hiện tình trạng này. Hi vọng qua bài viết trên, độc giả có thể hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của mụn mọc vành tai, lỗ tai cũng như cách chữa trị, phòng ngừa chúng.

Xem thêm:

Mụn mủ là gì? Cách phòng và điều trị mụn mủ tại nhà

Mụn viêm ở má là gì? Cách phòng và điều trị mụn viêm ở má

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *