Sẹo lõm là gì? Nguyên nhân, phân loại và cách làm đầy sẹo lõm hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Sẹo lõm được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẹo khiến mọi người thiếu tự tin về ngoại hình của mình. Bài viết dưới đây của Mice Beauty sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sẹo lõm, cách khắc phục và điều trị tình trạng này.

Sẹo lõm là gì? 9 Cách điều trị sẹo lõm lâu năm được khuyên dùng
Sẹo lõm là gì? 9 Cách điều trị sẹo lõm lâu năm được khuyên dùng

1, Sẹo lõm là gì?

Khi tại một vùng da nào đó trên cơ thể bị tổn thương xây xước, tổn thương sâu, vùng da đó sau khi lành có thể sẽ hình thành nên các vết sẹo, các loại sẹo có thể gặp như sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại… Sẹo lõm là tình trạng vết sẹo hình thành do lớp sợi collagen và elastin bị đứt gãy, không còn khả năng hồi phục lại trạng thái như ban đầu, dẫn đến giảm tái tạo tế bào trong các lớp da. Hậu quả là tạo thành những vết lõm xuống so với bề mặt của da, làm bề mặt da mất đi sự bằng phẳng, mịn màng, gây mất thẩm mỹ.

2, Cơ chế hình thành sẹo lõm?

Quá trình hình thành sẹo lõm thường trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn phản ứng viêm:

Phản ứng viêm là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để chống lại tác động có hại của vi khuẩn, vi rút,… ở môi trường bên ngoài. Khi đó các đại thực bào, tế bào bạch cầu đa nhân trung tính sẽ nhanh chóng xuất hiện tại các vùng da tổn thương và thực bào vi khuẩn, loại bỏ tác nhân bụi bẩn và các tế bào chết ra khỏi bề mặt vết thương. Biểu hiện của tình trạng viêm này là tại vùng da bị tổn thương sẽ có biểu hiện sưng đỏ, nóng, bệnh nhân có thể kèm theo đau. Sau khi đã loại bỏ hết các tế bào chết, vùng da tổn thương sẽ nhanh chóng hình thành các tế bào mới và hình thành một lớp màng mỏng gọi là lớp vảy. Lớp màng này sẽ giúp bảo vệ lớp da non đang được tái tạo. Nếu lớp vảy này bị bóc đi quá sớm, sẽ khiến cho vùng da non bị tổn thương và tăng nguy cơ hình thành nên các vết sẹo lõm.

Giai đoạn tăng sinh:

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 sau khi bị tổn thương, cơ thể sẽ bắt đầu tăng quá trình sản sinh các tế bào collagen để tái tạo các tế bào da mới. Đồng thời cơ thể cũng sản sinh ra một loại protein có tác dụng định hình các mô liên kết và các tế bào mới được hình thành, nhờ đó mà đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Trong giai đoạn này, lớp vảy ban đầu sẽ dần khô và rụng dần, để lộ ra vùng da non nhạt màu và mỏng hơn so với các vùng da xung quanh. Lúc này các bạn có thể sử dụng các kem dưỡng ẩm, kem kháng sinh để giúp các tế bào da non phát triển nhanh hơn.

Giai đoạn tăng trưởng:

Giai đoạn này kéo dài từ 2 cho đến 4 tuần, đây là lúc mà cơ thể tăng sản xuất collagen từ các nguyên bào sợi. Collagen sẽ giúp làm đầy các vết sẹo, kéo miệng vết thương lại, nhờ đó mà có khả năng làm hạn chế tối đa kích thước mà sẹo có thể để lại. Lượng collagen sinh sản của mỗi cơ thể là khác nhau. Nếu lượng collagen quá mức cần thiết thì sẽ có nguy cơ hình thành nên các vết sẹo lồi, và ngược lại, khi lượng collagen được sản xuất không đủ, sẽ dẫn đến hình thành nên các vết sẹo lõm.

Giai đoạn tái tạo da:

Đây là giai đoạn khi mà các vết thương đã lành gần như hoàn toàn, các vết sẹo đã bắt đầu xuất hiện. Tuy vết thương đã lành, nhưng các mô sẹo vẫn tiếp tục phát triển, gia tăng về mức độ và kích thước của vết sẹo. Trong vòng 40 đến 60 ngày đầu là thời gian mô sẹo phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta bắt đầu can thiệp các biện pháp điều trị sẹo. 2 năm đầu là thời gian vàng để điều trị sẹo. Sau thời gian 2 năm, nếu tình trạng sẹo không được cải thiện thì được coi là sẹo cũ, khi đó sẽ mất nhiều thời gian và công sức để điều trị hơn.

3, Nguyên nhân hình thành sẹo lõm là gì?

Nguyên nhân hình thành sẹo lõm là gì?
Nguyên nhân hình thành sẹo lõm là gì?

Như đã nói ở trên, cơ chế hình thành sẹo lõm là do vùng da tổn thương bị thiếu hụt, đứt gãy collagen và elastin, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Vì vậy những nguyên nhân làm giảm sinh, đứt gãy collagen và elastin được xem là nguyên nhân gián tiếp gây ra sẹo lõm. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng sẹo lõm là:

Mụn trứng cá lâu ngày

Nhân mụn trứng cá ở trong các nang lông, nếu không được loại bỏ sớm sẽ có thể khiến cho các nang lông đó bị giãn, làm đứt gãy các cấu trúc cấu tạo của da. Ngoài ra, khi mụn bị viêm nhiễm lâu ngày không khỏi, cộng thêm thói quen nặn mụn không đúng cách của mọi người cũng có nguy cơ làm cho cấu trúc da bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến tình trạng đứt gãy các sợi collagen và elastin gáy sẹo lõm.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen tuy ít gây ra tình trạng mụn viêm như mụn trứng cá, nhưng nếu nặn mụn không đúng cách cũng sẽ có thể làm tăng nguy cơ bị sẹo lõm trên da.

Bệnh thủy đậu

Đặc điểm tổn thương của bệnh thủy đậu là các nốt phỏng nước nhỏ rải rác trên toàn bộ cơ thể, khi các nốt này vỡ ra nếu không chăm sóc đúng cách sẽ có thể để lại những vết sẹo lõm xấu xí trên da.

Một số tổn thương khác

Ngoài những nguyên nhân hay gặp kể trên, sẹo lõm còn có thể gặp ở những vết thương hở, những bệnh gây viêm nhiễm trên da như: vết thương phần mềm trên da, áp xe trên da, mụn bọc, mụn mủ, viêm nang lông…

4, Phân loại sẹo lõm

Dựa vào hình dáng và tính chất mà sẹo lõm được chia thành 3 loại: sẹo chân đá nhọn, sẹo hình lượn sóng, sẹo chân vuông.  Mỗi loại có đều có đặc điểm riêng và thể hiện mức độ tổn thương khác nhau.

Sẹo chân đá nhọn (Ice pick scar)

  • Đặc điểm của sẹo:  Đường kính sẹo thường <2mm, sẹo lõm sâu, độ sâu > 0.5mm. Tổn thương sẹo là những lỗ sâu, hẹp. Bề mặt da bị sẹo lỗ chỗ, trông như bị vật nhọn đâm vào.
  • Sẹo chân đá nhọn thường gặp ở những người bị mụn nang, mụn bọc hay bị mụn trứng cá lâu ngày. Loại sẹo này cho thấy hệ thống collagen ở lớp trung bì đã bị tổn thương nặng và không còn khả năng hồi phục.

Sẹo hình chân vuông (Boxcar Scar)

  • Đặc điểm sẹo: Sẹo có dạng hố lõm, đáy hố vuông, nông, bằng phẳng, miệng hố rộng, thường là hình tròn hay hình bầu dục. Sẹo có kích thước đường kính trung bình từ 2 đến 4mm, sâu 1.5mm.
  • Thường gặp loại sẹo này trong bệnh thủy đậu hoặc do cách nặn mụn không đảm bảo an toàn. Sẹo hình chân vuông là thể hiện cho tình trạng đứt gãy lớp collagen tái tạo tế bào, hậu quả làm thiếu hụt collagen, các tế bào mới không phát triển được.

Sẹo hình lượn sóng (Rolling Scar)

  • Đặc điểm của sẹo: Sẹo có hình dáng uốn lượn như sóng nước, lớp biểu bì bên ngoài tạo nên những đường rãnh khiến cho bề mặt da bị gồ ghề, mất thẩm mỹ. Sẹo có kích thước trong khoảng 4-5mm, miệng vết sẹo hình tròn hoặc bầu dục.
  • Sẹo hình lượn sóng thường gặp ở những người bị mụn lâu năm không được điều trị đúng cách khiến cho vùng da bị tổn thương nặng nề. Vị trí vết thương không có tế bào mới thay thế, tổ chức xơ phát triển, dần dần tạo thành tổn thương lõm xuống trên bề mặt da.
Phân loại sẹo lõm
Phân loại sẹo lõm

5, Sẹo lõm và sẹo rỗ khác nhau như thế nào?

Mọi người thường nghĩ sẹo lõm và sẹo rỗ là cùng chỉ một loại sẹo, nhưng thực chất đây là hai sẹo khác nhau. Cụ thể những điểm khác biệt như sau:

Sẹo lõm Sẹo rỗ
  • Sẹo lõm gây tổn thương đa số ở phía ngoài, vùng thượng bì của da, với tổn thương thường có kích thước đường kính từ 3-8mm
  • Tổn thương sẹo thường có kích thước rộng và nông, phân bố rải rác trên bề mặt da
  • Sẹo lõm có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do tình trạng mụn bị viêm nhiễm, mụn nang, mụn bọc, thủy đậu…
  • Sẹo rỗ là dạng đặc biệt của sẹo lõm
  • Tổn thương sẹo rỗ thường sâu đến lớp trung bì của da
  • Sẹo thường sâu, kích thước hẹp, đường kính sẹo nhỏ thường chỉ <3mm, thường tập trung tại những vùng da hay tiết nhiều dầu và nhiều lỗ chân lông như vùng trán, má..
  • Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ chủ yếu là do tình trạng mụn đầu đen, do quá trình nặn mụn đã tác động lực mạnh và lặp lại nhiều lần khiến cho vùng da bị tổn thương.

6, Điều trị sẹo lõm tại nhà như thế nào?

Với  những tổn thương sẹo mới, thời gian xuất hiện dưới 2 năm, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên để điều trị. Phương pháp này vừa đơn giản, an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp trị sẹo thiên nhiên dưới đây:

6.1. Trị sẹo lõm bằng củ nghệ tươi hiệu quả tại nhà

Trị sẹo lõm bằng củ nghệ tươi
Trị sẹo lõm bằng củ nghệ tươi

Trong thành phần của củ nghệ tươi có chứa rất nhiều curcumin, đây là một chất có tính chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa mô sẹo tăng sinh rất tốt, thích hợp dùng cho những vùng da non mới hồi phục. Hiện nay người ta thấy curcumin có mặt trong thành phần của nhiều thuốc trị sẹo, trị thâm nhưng sử dụng trực tiếp từ nghệ tươi vẫn mang lại hiệu quả tốt hơn vì lượng curcumin trong nghệ vẫn là cao nhất và tinh khiết nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 1 củ nghệ tươi, 1 thìa cà phê mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và gọt vỏ củ nghệ sau đó đem đi giã, xay nhuyễn
  • Vắt hỗn hợp vừa xay để chắt lấy phần nước cốt
  • Trộn hỗn hợp nước cốt nghệ với mật ong tự nhiên để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn
  • Làm sạch và lau khô vùng da bị sẹo, sau đó thoa đều hỗn hợp trên lên vùng da đó
  • Sau khoảng 10 đến 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Ban đầu có thể sử dụng nước ấm để rửa, lần cuối sử dụng nước mát.

Sau đó có thể bôi thêm lớp mỏng vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm để da được mềm và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Chú ý nếu phần da bị sẹo hay tiếp xúc với ánh nắng thì cần che chắn và chống nắng cẩn thận khi đi ra ngoài vì cucumin làm tăng khả năng bắt nắng của da.

Kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần bạn sẽ thấy vùng da bị sẹo sẽ dần trở nên đều màu hơn, sẹo dần mờ đi nhanh chóng.

6.2. Sử dụng gừng để làm đầy sẹo lõm

Sử dụng gừng để làm đầy sẹo lõm
Sử dụng gừng để làm đầy sẹo lõm

Gừng có chứa một lượng lớn các vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa. Trong việc điều trị sẹo, gừng sẽ giúp hỗ trợ làm giảm các tế bào sắc tố tại các vùng da sẹo, đồng thời kích thích tăng tái tạo các sợi collagen, làm mềm tổ chức sẹo, giúp cho làn da của bạn nhanh chóng trở nên mịn màng, đều màu trở lại.

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 1 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng và cạo bỏ vỏ, sau đó thái lát thành từng miếng mỏng
  • Làm sạch da vùng sẹo, sau đó dùng miếng gừng vừa thái lát đắp trực tiếp lên bề mặt da.

Nên sử dụng cách này vào buổi tối để có thể giữ được miếng gừng trên da trong thời gian lâu nhất. Thực hiện đều đặn mỗi ngày và trong khoảng 2 tuần liên tục, bạn sẽ thấy tình trạng da của mình được cải thiện một cách nhanh chóng.

Hoặc bạn có thể xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và trộn với dầu oliu hay mật ong để đắp lên vùng da. Cách này không chỉ giúp hỗ trợ trong việc điều trị sẹo mà còn giúp cho da được dưỡng ẩm một cách tốt hơn.

6.3. Dùng vitamin E hỗ trợ điều trị sẹo lõm lâu năm

Dùng vitamin E hỗ trợ điều trị sẹo lõm
Dùng vitamin E hỗ trợ điều trị sẹo lõm

Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, vitamin E còn có khả năng thúc đẩy và kích thích quá trình tái tạo các tế bào da, kích thích sản sinh các sợi collagen, từ đó nhanh chóng làm đầy sẹo lõm. Vitamin E còn ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp làn da luôn được khỏe khoắn, mịn màng.

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Vitamin E (có thể tìm mua tại các nhà thuốc)

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da bị sẹo, tẩy tế bào chết thật kỹ để loại bỏ hoàn toàn lớp bụi bẩn bám trên da.
  • Thoa trực tiếp vitamin E lên vùng da bị sẹo, dùng tay massage nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút để vitamin E được thấm sâu vào bên trong da
  • Sau khoảng 30 phút có thể rửa sạch đi lớp vitamin E vừa bôi.

Kiên trì thực hiện cách này từ 2 cho đến 3 lần mỗi tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt các bạn nhé.

7, Sử dụng các phương pháp y khoa hiện đại để điều trị sẹo lõm

Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm đang được sử dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt, không tốn quá nhiều thời gian của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp đang được đánh giá cao hiện nay vì hiệu quả điều trị, và sự an toàn khi thực hiện.

7.1. Phương pháp sử dụng tia Laser fractional CO2

Tia laser fractional co2 với bước sóng 10.600nm khi chiếu lên vùng da bị sẹo sẽ tác động đến tận lớp hạ bì. Dưới tác dụng của tia laser, cơ thể sẽ được kích thích, tăng tái tạo lớp collagen và elastin đã bị đứt gãy, thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng giúp nhanh là đầy sẹo.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả trị sẹo lõm có thể lên đến 80%, ức chế sự phát triển của sẹo và phục hồi làn da của bạn.
  • Phương pháp này hoàn toàn không gây xâm lấn và không làm ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh
  • Thời gian điều trị ngắn, chỉ sau 1-2 liệu trình là các bạn đã có thể thấy rõ hiệu quả trị sẹo, nhưng cần thực hiện 3-5 liệu trình để thu được kết quả mong muốn và lâu dài.

7.2. Phương pháp lăn kim trị sẹo lõm

Phương pháp lăn kim trị sẹo lõm
Phương pháp lăn kim trị sẹo lõm

Sử dụng đầu kim có đường kính nhỏ, tác động lên da để gây nên những tổn thương giả, từ đó kích thích khởi động quá trình lành thương, kích thích vùng da tăng sản sinh các sợi collagen và elastin để lấp đầy vùng sẹo lõm. Ngoài ra khi đâm kim lên da sẽ tạo ra những đường dẫn giúp cho dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào tận bên trong các lớp sâu của da.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Phương pháp không xâm lấn, không gây đau đớn, không làm ảnh hưởng đến những vùng da khác
  • Phương pháp an toàn, không tốn quá nhiều thời gian để hồi phục.
  • Dụng cụ và kỹ thuật đơn giản giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả mong muốn
  • Ngoài điều trị sẹo lõm, lăn kim còn giúp khắc phục tình trạng thâm mụn, trẻ hóa da, lỗ chân lông to…

7.3. Cắt đáy sẹo để điều trị sẹo lõm

Đây là phương pháp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra sẹo lõm bằng cách cắt bỏ phần chân sẹo. Bản chất của phần chân sẹo chủ yếu là các sợi mô liên kết đã xơ hóa, theo thời gian tổ chức xơ ngày càng dày lên, khiến cho sẹo ngày càng lõm. Vì vậy cắt đáy sẹo sẽ loại bỏ đi tổ chức xơ, tạo điều kiện để các tế bào mới trên da tăng sinh và tái tạo lại.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Trị tận gốc nguyên nhân gây sẹo lõm, mang lại hiệu quả điều trị ổn định, lâu dài
  • Phù hợp với mọi loại sẹo lõm, đặc biệt là với những vết sẹo có kích thước lớn, sẹo đã tồn tại lâu năm
  • Thời gian thực hiện ngắn, các vết thâm sau để lại sau khi thực hiện kỹ thuật sẽ nhanh chóng biến mất sau ít nhất 4 tuần.

8, Một số sản phẩm giúp làm đầy sẹo lõm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm là thuốc bôi trị sẹo lõm. Những sản phẩm này đã được nghiên cứu và thử nghiệm qua nhiều giai đoạn, hiện đang được đánh giá cao về hiệu quả và chất lượng. Nếu sẹo của bạn còn mới, thời gian xuất hiện trên dưới 2 năm thì có thể sử dụng những sản phẩm này. Dưới đây là một số sản phẩm nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng:

8.1. Kem trị sẹo lõm lâu năm Gentamicin

Kem trị sẹo lõm lâu năm Gentamicin
Kem trị sẹo lõm lâu năm Gentamicin

Kem trị sẹo có nguồn gốc từ Nhật Bản, trong thành phần gồm có:

  • Genmai Skin: Là chất có khả năng ức chế vi khuẩn tổng hợp protein, từ đó tiêu diệt vi khuẩn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, nhanh lành thương và liền sẹo.
  • Các chất khác: axit benzoic, parafin, paraokinshi, vaseline

Công dụng:

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn nhờ chất kháng khuẩn, chống viêm
  • Ức chế quá trình sản sinh sắc tố melanin, cải thiện màu da vùng sẹo
  • Hiệu quả lên đến 85% khi dùng với các vết sẹo sau phẫu thuật, sau chấn thương…
  • Giảm kích thước sẹo
  • Sau một thời gian sử dụng, tình trạng sẹo sẽ được cải thiện rõ ràng, vùng da bị sẹo trở nên sáng, mềm mịn.

Hiện nay sản phẩm Gentamicin đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với giá khoảng 280.000 VNĐ/ 1 tuýp 10g

8.2. Nacurgo Gel giúp trị sẹo mới hình thành

Kem trị sẹo Nacurgo Gel được sản xuất tại Việt Nam, với thành phần chủ yếu là các chất được chiết xuất từ thiên nhiên. gồm:

  • Centella Asiatica là chất được chiết xuất từ rau má
  • Allium Cepa, được chiết xuất từ củ hành tây, cùng các vitamin và chất chống oxy hóa.
  • Tetrahydro curcumin, là tinh chất từ nghệ trắng, có hiệu quả gấp 10 lần nghệ vàng
  • Ngoài ra còn có các tinh chất từ rau sam, phong đường, la mã…

Tác dụng của kem Nacurgo Gel

  • Tăng cường lưu thông máu đến các mô sẹo, từ đó kích kích tế bào phát triển, phân chia, sản sinh tế bào mới, lấp đầy sẹo lõm.
  • Cân bằng độ ẩm cho da, kiểm soát dầu thừa, từ đó ngăn ngừa sự phát triển cả mụn, vi khuẩn, giúp các vết thương nhanh hồi phục hơn.

Bạn có thể tìm mua Nacurgo Gel tại các hiệu thuốc với mức giá 220.000VNĐ/ 1 tuýp 20g.

Nacurgo Gel giúp trị sẹo mới hình thành
Nacurgo Gel giúp trị sẹo mới hình thành

8.3. Sử dụng gel trị sẹo lõm Hiruscar

Từ lâu kem trị sẹo của Hiruscar đến từ Thụy Sĩ đã nổi tiếng trên thị trường. Thành phần của tuýp gel gồm có:

  • Hoạt chất độc quyền MPS có tác dụng ức chế hình thành sẹo, giảm kích thước sẹo
  •  Allium Cepa – chiết xuất từ củ hành tây
  • Aloe vera – chiết xuất từ nha đam
  • Cùng các loại vitamin E, vitamin B3 giúp làm mềm, làm mờ, giảm thâm và sáng da
  • Allantoin: chất dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy quá trình hồi phục sau thương tổn của da

Tác dụng của thuốc

  • Hoạt chất MPS giúp đẩy nhanh quá trình tăng sinh collagen và elastin, từ đó kích thích tế bào tăng sinh, tái tạo, lấp đầy phần sẹo lõm.
  • Chiết xuất từ của hành tây giúp giảm sưng đỏ do sẹo gây ra
  • Chiết xuất từ nha đam và các vitamin giúp giữ ẩm, làm mềm da, giảm tình trạng ngứa và khó chịu trên da
  • Sau khoảng 4 tuần sử dụng, tình trạng và kích thước sẹo được cải thiện đáng kể, và sau 8 tuần sử dụng sẹo sẽ mờ và mất dần đi

Hiện nay gel trị sẹo Hiruscar đang được bán trên thị trường với giá 120.000VNĐ/ 1 tuýp 5g, và 310.000 VNĐ/1 tuýp 20g. Tùy vào thời gian sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong 2 loại trên.

Gel trị sẹo lõm Hiruscar
Gel trị sẹo lõm Hiruscar

9, Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

9.1. Có điều trị khỏi hoàn toàn sẹo lõm được không?

Trong trường hợp bạn can thiệp điều trị sớm và đúng cách, thời gian sẹo xuất hiện trên dưới 2 năm, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng sẹo lõm. Vì vậy khi bắt đầu thấy có sự xuất hiện của sẹo, hãy điều trị, khắc phục ngay lập tức bằng các phương pháp đơn giản tại nhà, hoặc sử dụng thuốc trị sẹo. Khi can thiệp càng sớm thì hậu quả sẹo để lại càng ít, tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị.

9.2. Sẹo lõm không điều trị có tự biến mất không?

Sẹo lõm là tình trạng các sợi collagen và elastin bị đứt gãy, không đủ để làm đầy sẹo, khi đó tổ chức xơ sẽ tăng sinh và bao phủ hết đáy sẹo. Nếu không can thiệp điều trị, các tế bào sẽ không tự phục hồi, tái tạo, sẹo lõm sẽ không thể tự khỏi. Theo thời gian, sẹo sẽ dày lên,diện tích sẹo sẽ rộng hơn, khiến cho da ngày càng sần sùi và mất đi độ mịn màng. Các phương pháp điều trị như dùng các nguyên liệu tự nhiên, can thiệp y khoa, sử dụng thuốc bôi trị sẹo đều chung mục đích là giúp tái tạo lại lớp collagen và elastin đã bị đứt. Tóm lại sẹo lõm sẽ không tự biến mất, vì vậy hãy can thiệp điều trị sớm nhất có thể.

9.3. Sẹo lõm có tái phát không?

Chân sẹo có bản chất là các mô liên kết đã bị xơ hóa, nếu trong quá trình điều trị, các mô xơ không được loại bỏ triệt để và đúng cách, sau một thời gian các mô xơ này có thể kéo bề mặt da lõm xuống trở lại. Vì vậy để tránh tình trạng tái phát sẹo, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả để mang lại kết quả ổn định và lâu dài.

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về tình trạng sẹo lồi. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, các phương pháp điều trị sẹo, để có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Mỡ trăn trị sẹo có thực sự hiệu quả không? Lưu ý khi sử dụng mỡ trăn

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *