Có nên nặn mụn trứng cá hay không? Lời khuyên của chuyên gia

Đánh giá post

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu mà hầu như ai cũng từng phải đối diện và thói quen nặn mụn trứng cá có ở nhiều người thường để lại nhiều tổn thương cho làn da. Hãy cùng Mice Beauty tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến vấn đề này để giải đáp thắc mắc: “Có nên nặn mụn trứng cá hay không?

1, Có nên nặn mụn trứng cá không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá, thông thường là do bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên da, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, nhiễm khuẩn, sưng viêm, từ đó tạo thành mụn. Mụn trứng cá vừa gây khó chịu, đau đớn lại vừa gây mất thẩm mỹ nên ai cũng mong muốn loại bỏ nó thật nhanh. Mọi người thường có thói quen nặn mụn trứng cá khi nó vừa xuất hiện để loại bỏ nốt mụn một cách dễ dàng nhưng việc làm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hại và tổn thương cho làn da.

Tự nặn mụn trứng cá bằng tay, không có dụng cụ sạch sẽ chuyên biệt, không sát trùng… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng làn da bị mụn đang nhạy cảm càng nghiêm trọng hơn vì lớp bảo vệ tự nhiên của làn da đã bị phá vỡ do nặn mụn, vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập qua vết thương đó. Nếu cố gắng nặn mụn, không để cho vết thương tự lành còn cản trở quá trình tự hồi phục của làn da, thậm chí có thể để lại những vết sẹo rất khó điều trị. Ngoài ra, dịch mủ trong mụn trứng cá dễ làm lây lan vi khuẩn sang các lỗ chân lông khác khiến mụn có thể lan sang các khu vực lân cận.

Nói chung, không nên cố gắng tự nặn mụn tại nhà, cách làm này cũng không được các bác sĩ da liễu khuyến khích vì tác dụng thì ít mà hậu quả nó để lại thì không thể lường trước được.

Có nên nặn mụn trứng cá hay không?
Có nên nặn mụn trứng cá hay không?

2, Nặn mụn trứng cá có tác hại gì?

2.1. Gây mất thẩm mỹ vì vết thâm

Nặn mụn trứng cá đồng nghĩa với việc làm vỡ cấu trúc bề mặt da. Mặc dù sau đó ta có thể loại bỏ nhân mụn đi nhưng vùng da đó thì đã bị tổn thương. Vết thương hở do nặn mụn dễ nhiễm trùng, đau và viêm hoặc để lại sẹo thâm, vùng da xung quanh thì đen sạm, rất mất thẩm mỹ. Làn da bị mất cân bằng khi làm lành tổn thương, sắc tố melanin tăng lên, để lại trên da những vết thâm đen sau khi mụn lành.

2.2. Nặn mụn nhưng không lấy hết nhân

Động tác nặn mụn chỉ giúp đẩy phần nào nhân mụn ra ngoài, một phần nhân lại bị đẩy vào sâu trong nang lông. Hậu quả là nang lông có thể bị nhiễm trùng ẩn, hoặc nhân mụn sẽ trồi lên sau đó, ta lại tiếp tục nặn và làm tổn thương vùng da đó, giữa lúc da đang tự lành, khiến cho nó khó hồi phục hơn. Việc nặn đi nặn lại ở cùng một vị trí sẽ để lại sẹo thâm sau khi hết nhân mụn hoàn toàn.

2.3. Để lại sẹo rỗ, sẹo vĩnh viễn

Việc tự nặn những nốt mụn sưng to, viêm nặng sẽ để lại sẹo lõm. Những nốt mụn như vậy làm da bị tổn thương nhiều và sâu, khi tự làm lành lại mô có thể bị mất. Nặn mụn còn làm cho da ở khu vực đó bị tổn thương nhiều hơn, dễ để lại sẹo rỗ hơn, điều này càng khiến cho quá trình hồi phục và điều trị sẹo sau mụn gặp khó khăn.

Sẹo sau mụn là khó tránh khỏi, nhưng những vết sẹo sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu bạn tự nặn mụn. Sẹo để lại trên da lâu, khó điều trị hơn, có khi phải sử dụng đến những phương pháp phức tạp như laser, phẫu thuật,… thì mới có thể cải thiện được phần nào.

Nặn mụn trứng cá sẽ để lại sẹo rỗ, sẹo vĩnh viễn
Nặn mụn trứng cá sẽ để lại sẹo rỗ, sẹo vĩnh viễn

2.4. Mụn trứng cá lan rộng hơn

Khi nặn mụn, làn da nhạy cảm sẽ hứng chịu nguy cơ dễ nhiễm trùng hơn bao giờ hết, nhất là với mụn mủ vì trong mủ thường có chứa vi khuẩn. Vi khuẩn có thể lây lan từ tay, từ các dụng cụ nặn mụn lên mặt, hoặc lây từ các vùng da khác. Chúng thâm nhập qua các vết thương hở do nặn mụn vào lỗ chân lông, vùng nang lông lành lặn và lại gây mụn.

2.5. Gây nguy hiểm đến tính mạng

Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi tự ý nặn mụn. Vùng “tam giác nguy hiểm” tính từ góc dưới mũi đến hai bên miệng là nơi tuyệt đối không được phép nặn mụn. Khu vực này có nhiều mạch máu quan trọng liên quan tới hộp sọ. Nếu nặn mụn ở vùng tam giác này và bị nhiễm khuẩn sẽ gây nguy hiểm đến não, thậm chí có thể tử vong nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời.

Mụn trứng cá không hề được cải thiện nhờ việc nặn mụn, ngược lại tình trạng làn da còn trầm trọng hơn vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nguy cơ nhiễm trùng, điều trị mụn và điều trị hậu quả còn mất thời gian hơn nhiều so với để mụn tự lành.

3, Mụn trứng cá loại nào không được nặn?

Mụn trứng cá có rất nhiều loại, trong số đó có những loại không thể tự ý nặn được, như:

  • Mụn thịt: Mụn này thường được khuyên rằng nên đến các cơ sở thẩm mỹ, viện da liễu uy tín để đốt vì nó mọc thành đám nằm ở những khu vực nhạy cảm như quanh mắt, mí mắt, dưới lông mày, tự ý nặn mụn thịt ở những vị trí này có thể gây nguy hiểm
Không được nặn mụn thịt
Không được nặn mụn thịt
  • Mụn trứng cá bọc: Loại này khi mới xuất hiện sẽ sưng đỏ, đau nhức, sau vài ngày thì xuất hiện mủ ở bên trong. Mọi người thường hay nặn mụn bọc để loại bỏ mủ ở trong đi nhưng điều này là không nên, nên để mụn tự lành, tự khô lại.
  • Mụn đinh râu: Mụn này thường gặp ở những vị trí gần môi, mép, cằm. Nặn sẽ làm nó sưng, đau và khó chịu hơn bị do kích ứng.
  • Mụn trứng cá thành mảng: Loại mụn này thường đóng thành mảng lớn trên da, cảm giác đau đớn khó chịu còn có thể đi kèm tình trạng viêm, sưng và sốt. Mụn có thể chảy dịch, xuất hiện mủ và có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Sau khi lành nó có thể để lại sẹo vì gây nhiều tổn thương cho da.

4, Cách xử lý mụn trứng cá không để lại sẹo

Sau đây là những phương pháp xử lý mụn trứng cá đúng cách để loại bỏ mụn mà hạn chế được những tác hại nói trên:

  • Trích mụn trứng cá: Là phương pháp loại bỏ mụn hiệu quả bằng cách sử dụng các dụng cụ vô trùng chuyên dụng của các bác sĩ, chuyên gia da liễu. Tuy nhiên, kỹ thuật này khá tốn thời gian và chi chí, cần phải đến các cơ sở chuyên môn để thực hiện.
  • Tiêm corticosteroid: Mỗi nốt mụn được điều trị bằng một mũi tiêm. Phương pháp này rất hiệu quả đối với những trường hợp mụn nặng như mụn sâu, mụn nang nhưng có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn nếu như dùng quá liều
  • Các bước nặn mụn đầu đen đúng cách:
    • Nới lỏng nang lông bằng thuốc bôi chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide trước khi nặn
    • Rửa sạch tay và mặt trước khi thực hiện. Dùng ngón tay tạo áp lực lên hai bên vị trí có mụn đầu đen, lỗ chân lông chịu áp lực sẽ đẩy nhân mụn ra.
  • Các bước nặn mụn đầu trắng đúng cách:
    • Dùng thuốc trị mụn hoặc thuốc làm se da không cần kê đơn
    • Rửa kỹ tay và mặt trước khi nặn mụn
    • Dùng kim đã khử trùng chích vào lỗ chân lông có mụn đầu trắng, dùng ngón tay nặn như cách làm với mụn đầu đen.
  • Với mụn trứng cá có mủ: Tổn thương sâu trong da và nhân mụn rất khó để loại bỏ hết, khó nặn. Một miếng gạc ấm có thể làm nở lỗ chân lông, tăng tốc độ làm lành Tuy vậy, không nên cố gắng nặn loại mụn này vì rất dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo.
Hình ảnh mụn trứng cá có mủ
Hình ảnh mụn trứng cá có mủ
  • Với mụn lớn, u nang: Thủ thuật vết mổ và dẫn lưu sẽ được các bác sĩ da liễu sử dụng cho trường hợp mụn quá lớn hoặc u nang. Các bác sĩ sẽ mở nốt mụn/u bằng kim hoặc lưỡi phẫu thuật rồi loại bỏ những thứ bên trong, hỗ trợ cho quá trình tự chữa lành của da và cũng hạn chế sẹo để lại. Loại mụn này cũng không nên tự nặn tại nhà vì rất nguy hiểm.
  • Các biện pháp khác: Loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn dư thừa giúp lỗ chân lông không bị bít tắc

5, Lời khuyên của chuyên gia

Hầu hết các chuyên gia da liễu, bác sĩ da liễu đề không khuyến khích nặn mụn, đây chỉ là phương pháp cuối cùng nên nghĩ tới, đặc biệt là có những loại mụn tuyệt đối không được tự ý nặn tại nhà.

Các chuyên gia thường có một số lưu ý để tình trạng mụn trứng cá được cải thiện, hạn chế tái phát:

  • Không chạm tay lên mặt, chạm mặt vào những bề mặt không vệ sinh, vi khuẩn từ tay và những bề mặt đó có thể làm tình trạng mụn tệ hơn. Thay vỏ gối, chăn, drap giường thường xuyên vì đây là những nơi nhiều vi khuẩn mà dễ tiếp xúc với da mặt.
  • Khi mụn sưng đau có thể dùng nước đá chườm để giảm đau.
  • Tự điều trị mụn trứng cá bằng thuốc tại nhà, nên để mụn tự lành và biến mất. Nếu tình trạng mụn không tự giảm hoặc nghiêm trọng hơn sau nhiều tuần thì nên tìm đến chuyên gia để được tư vấn và điều trị đúng cách.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, thực phẩm giàu vitamin để cung cấp dưỡng chất cho da. Không ăn nhiều đồ đóng hộp, dầu mỡ, cay nóng,… nên hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia,…
Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm giàu vitamin để cung cấp dưỡng chất cho da
Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm giàu vitamin để cung cấp dưỡng chất cho da
  • Hình thành thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ lành mạnh, không thức khuya, ngủ đủ giấc, để da được đào thải độc tố. Mệt mỏi và stress cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá.
  • Vệ sinh da mặt mỗi ngày đúng cách, nhất là khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều vi khuẩn hoặc thường xuyên trang điểm. Nước tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả làm sạch sâu cho da. Khi làn da sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng sẽ ít gặp mụn trứng cá hơn.
  • Các sản phẩm chăm sóc da khác cũng cần được lựa chọn cẩn thận để tránh kích ứng cho da. Những sản phẩm có thành phần có nguồn gốc tự nhiên, tính chất dịu nhẹ sẽ phù hợp với làn da nhạy cảm dễ bị mụn.

Nặn mụn trứng cá không phải là cách giải quyết mụn trứng cá hiệu quả và an toàn, trên đây là những điều bạn nên biết thêm để bảo vệ làn da của mình. Những tư vấn của chuyên gia sẽ giúp bạn biết được cách xử lý phù hợp hơn, một thói quen sống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất cho da cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều để cải thiện tình trạng làn da của bạn.

Xem thêm:

[Giải đáp] Sau khi nặn mụn nên làm gì? Một số điều lưu ý

[Giải đáp] Có nên nặn mụn ẩn hay không? Địa chỉ nặn mụn ẩn uy tín

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *