Phẫu thuật cắt sẹo lồi: Nên hay không nên? Địa chỉ, chi phí cắt sẹo lồi

5/5 - (1 bình chọn)

Với sự phát triển của y học thẩm mỹ hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tình trạng sẹo lồi như cắt và khâu thẩm mỹ sẹo, là sẹo, tiêm corticoid nội khoa…Và hiện nay cắt sẹo lồi đang là phương pháp được quan tâm và biết đến nhiều vì hiệu quả nhanh chóng mà phương pháp này mang lại. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mice Beauty để hiểu hơn về kỹ thuật cắt sẹo lồi.

Phẫu thuật cắt sẹo lồi: Nên hay không nên? Địa chỉ, chi phí cắt sẹo lồi
Phẫu thuật cắt sẹo lồi: Nên hay không nên? Địa chỉ, chi phí cắt sẹo lồi

1, Đặc điểm của sẹo lồi

Sẹo lồi được hiểu là tình trạng khối tổn thương tạo sẹo phát triển một cách quá mức so với bình thường, nổi gồ cao ở phía bên trên bề mặt da và có chiều dài, chiều rộng vượt quá kích thước giới hạn của vết tổn thương ban đầu. Hậu quả của tình trạng này là có thể gây mất thẩm mỹ do sự co kéo các vùng da khu vực xung quanh. Hay do hình dạng nhăn nhúm xấu xí của vết sẹo gây ra khiến cho người bị sẹo trở nên mất tự tin và cảm giác vướng víu trong sinh hoạt, gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của họ.

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi là do trong quá trình lành vết thương có xảy ra sự rối loạn dạng tăng sinh quá mức về số lượng và trật tự sắp xếp của các sợi collagen, từ đó dẫn đến tình trạng các tổ chức xơ dần dần có xu hướng phát triển không ngừng, làm cho vết sẹo không ngừng nổi cao lên phía trên bề mặt da và trở nên to hơn, căng hơn.

Đặc điểm nhận dạng của sẹo lồi: Sẹo lồi thường có hình dạng không đều, bề mặt căng bóng, nhô lên phía trên của bề mặt da. So với các vùng da lành xung quanh, sẹo có màu hồng nhạt, tím hoặc sậm màu hơn, khối sẹo sờ thất mật độ cứng và chắc, có thể gây ra tình trạng co kéo da, nhăn nhúm. Theo thời gian, các vết sẹo lồi có xu hướng sậm màu hơn và lan rộng hơn so với vết thương và tình trạng sẹo hình thành ban đầu. Vị trí thường dễ xuất hiện sẹo lồi là những vùng da căng mỏng, da non như da mặt trước cổ tay, cánh tay, da vùng ngực, bụng, ở dái tai sau xỏ khuyên…

Sẹo lồi khi mới hình thành sẽ gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy, hơi đau và căng tức, dần dần theo thời gian, khi sẹo phát triển ổn định, sẹo có thể gây ra tình trạng co kéo những vùng da lành, gây cho bạn cảm giác vướng víu và bất tiện trong sinh hoạt. Vì vậy để giải quyết tình trạng trên, bạn nên can thiệp các kỹ thuật điều trị để loại bỏ sẹo lồi.

Đặc điểm của sẹo lồi
Đặc điểm của sẹo lồi

2, Ưu, nhược điểm của phương pháp cắt sẹo lồi

Cắt sẹo lồi được coi là một phương pháp can thiệp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ trực tiếp đi khối sẹo và sau đó khâu phục hồi thẩm mỹ lại vết thương cho bệnh nhân.

Ưu điểm của phương pháp này đem lại hiệu quả trị sẹo lồi ngay tức thì, khối sẹo sẽ được loại bỏ hoàn toàn sau khi kết thúc thủ thuật. Vì vậy đây thường là phương pháp cuối cùng được chỉ định cho bệnh nhân khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp cắt bỏ sẹo lồi, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như biến chứng nhiễm trùng vết mổ, đau nhiều tại vùng vết thương sau mổ, chậm lành vết thương, và nguy cơ tái phát sẹo lồi khá cao. Do đó, để dự phòng tái phát sẹo, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt sẹo lồi xong, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số phương pháp điều trị kết hợp khác như sử dụng thuốc trị sẹo, sử dụng miếng dán sẹo, dùng corticoid…

Trước kia, khâu vô trùng trong phòng mổ chưa được đảm bảo thì nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật cắt sẹo lồi luôn ở mức cao, dẫn đến hậu quả là làm chậm quá trình lành của vết thương và tăng khả năng tái phát sẹo lên đến 50-80%. Với sự phát triển của cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện nay và các kỹ thuật mới mà tỷ lệ nhiễm trùng, tái phát sẹo sau mổ đã giảm mạnh một cách rõ rệt. Vì vậy bệnh nhân không cần quá lo lắng khi lựa chọn thực hiện phương pháp cắt bỏ sẹo lồi.

3, Quy trình thực hiện cắt bỏ sẹo lồi như thế nào?

Cắt bỏ sẹo lồi thực chất là một phương pháp phẫu thuật đơn giản, không gây tổn thương đến lớp sâu của da. Thực hiện kỹ thuật tốt, đảm bảo chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.

Kỹ thuật cắt bỏ sẹo lồi được thực hiện theo quy trình và thứ tự các bước như sau:

3.1. Thăm khám sàng lọc

Đây là một bước đầu tay không thể thiếu đối với tất cả các bệnh nhân có nhu cầu cắt sẹo lồi.

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá vết sẹo lồi của bệnh nhân dựa trên các đặc điểm như: màu sắc, độ chắc, độ sâu của đáy sẹo, vị trí bị sẹo và nguyên nhân gây ra sẹo để từ đó có thể lựa chọn các kỹ thuật cắt và khâu phù hợp.

Dự đoán nguy cơ tái phát sẹo dựa vào việc hỏi tiền sử bị sẹo lồi của bệnh nhân và những người có cùng huyết thống. Theo nhiều thống kê cho thấy, những người có cơ địa sẹo lồi và có người thân bị sẹo lồi sẽ tăng nguy cơ bị tái phát sẹo sau mổ. Khi đó việc điều trị và khắc phục sẹo lồi cũng sẽ khó khăn và vất vả hơn.

3.2. Tư vấn cho bệnh nhân

Tư vấn phẫu thuật cắt sẹo lồi
Tư vấn phẫu thuật cắt sẹo lồi

Sau khi được thăm khám, sàng lọc và đánh giá kỹ thì sẽ chuyển sang bước tư vấn cho bệnh nhân hiểu về phương pháp điều trị và tham khảo ý kiến, nguyện vọng của bệnh nhân.

Bệnh nhân sau đó sẽ được các bác sĩ giải thích rõ ràng dễ hiểu về quy trình thực hiện, những biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt bỏ sẹo. Từ đó xác nhận bệnh nhân có đồng ý thực hiện phương pháp này hay không. Nếu có thì phải để cho bệnh nhân hiểu rõ tỷ lệ thành công cũng như mức độ cải thiện sẹo sau phẫu thuật là bao nhiêu.

3.3. Tiến hành

Gây tê: Đầu tiên bệnh nhân sẽ được gây vô cảm vùng da bị sẹo cần can thiệp cắt bỏ. Thông thường bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, trong một số trường hợp sẹo do bỏng có diện tích quá lớn, gây ra tình trạng co kéo khu vực da xung quanh, kỹ thuật vô cảm sẽ được tiến hành phức tạp hơn, bệnh nhân có thể được tiến hành gây mê.

Cắt sẹo: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt tổ chức sẹo lồi, loại bỏ đi hết tổn thương sâu nhân sẹo ở phía dưới và đáy sẹo của bệnh nhân.

Khâu phục hồi thẩm mỹ: Sau khi đã loại bỏ đi khối sẹo, vùng da bị sẹo sẽ được khâu phục hồi để đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tùy vào diện tích bị sẹo trước có, độ sâu của đáy sẹo mà các bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật khâu phù hợp. Một số kỹ thuật khâu có thể được sử dụng là:

  • Khâu thẩm mỹ: Áp dụng phương pháp khâu này đối với những vết sẹo có kích thước nhỏ. Kỹ thuật được thực hiện đơn giản bằng cách luồn sợi chỉ khâu xuống bên dưới bề mặt da để giúp giữ cho phần miệng vết thương mà không lo bị lộ các mũi chỉ khâu.
  • Chuyển vạt da: Thực hiện cách khâu chuyển vạt da đối với những vết sẹo có kích thước trung bình. Những vết sẹo này sau khi được cắt bỏ thường sẽ không còn đủ phần da lành để khâu khép 2 mép vết thương. Vì vậy các bác sĩ sẽ phải tiến hành thực hiện chuyển vạt da vị trí bên cạnh để có thể khâu thẩm mỹ cho bệnh nhân mà không làm co kéo, xô lệch những vùng da xung quanh.
  • Ghép da tự thân: Được sử dụng để khâu cho những vết sẹo có kích thước lớn, đã có hiện tượng gây co kéo đến các vùng da ở vị trí xung quanh. Đây là một kỹ thuật phức tạp hơn, cần phải có sự nhận định và chuẩn bị kỹ càng từ trước. Bác sĩ có thể lấy một phần da lành vùng đùi, mông của bệnh nhân và sau đó tiến hành cấy ghép trực tiếp lên vùng da bị sẹo vừa mới cắt bỏ. Phương pháp này sẽ cho kết quả thành công lên đến 90%, và hiện đang được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên sau phẫu thuật cần đảm bảo vệ sinh các vùng da để tránh tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
  • Ghép da nhân tạo: Với những tổn thương sẹo lồi có diện tích quá lớn, không thể áp dụng phương pháp sử dụng da tự thân để ghép, người ta sẽ thực hiện phương pháp ghép da nhân tạo. Bằng việc nuôi cấy các tế bào da mới trong phòng thí nghiệm từ các tổ chức mô sợi nguyên bào của người bị sẹo, sau đó các tế bào mô mới sẽ được ghép trực tiếp vào vùng da tổn thương giống như kỹ thuật ghép da tự thân.
  • Giãn da: Một trong những kỹ thuật mới hiện nay được sử dụng là phương pháp giãn da. khi số lượng da lành cần thiết không đủ để khâu hay ghép, người ta sẽ tiến hành đặt một túi nước vào vùng da cạnh vết mổ cắt sẹo nhằm kích thích các tế bào mô cơ và mô liên kết tại vết thương phát triển nhanh hơn.
  • Vi phẫu: Kỹ thuật này được sử dụng cho những vết sẹo ở các vị trí như đầu ngón tay, cánh tay,… những vùng liên quan đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi đó để bảo tồn chức năng các mô cơ được tốt nhất, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu nối từng mao mạch, dây thần kinh. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao và phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề.
  • Bào mòn sẹo: Trong một số trường hợp mà tổn thương sẹo lồi quá lớn, sức khỏe của bệnh nhân không cho phép thực hiện phẫu thuật cắt sẹo lồi thì có thể xem xét sử dụng cách bào mòn sẹo và bôi Imiquimod kéo dài. Cách này sẽ giúp làm cho vết sẹo dần dần giảm về kích thước, độ lớn nhưng sẽ có nguy cơ làm tăng sắc tố da của khối sẹo nên chỉ nên sử dụng khi các phương pháp nêu trên không mang lại tác dụng.
Quy trình cắt sẹo lồi
Quy trình cắt sẹo lồi

3.4. Điều trị sau phẫu thuật cắt sẹo lồi

Chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng tương tự như việc phẫu thuật cắt sẹo. Chăm sóc hậu phẫu sẽ quyết định khả năng hồi phục và cải thiện tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Sau khi hoàn tất quá trình cắt sẹo lồi, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh và chăm sóc vết mổ thật cẩn thận trong 1 tuần đầu. Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ kết hợp kê thêm các loại thuốc giảm đau trong 3 ngày đầu, kháng sinh phòng nhiễm khuẩn trong vòng 5 ngày cho bệnh nhân.

Không nên làm các công việc phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn khi vết thương đang trong quá trình hồi phục. Che chắn bảo vệ vết thương khỏi các tác động của các yếu tố bên ngoài bằng cách chống nắng, áo chống nắng, mũi vành,…

Trong thời gian này có thể kết hợp điều trị thêm cho bệnh nhân những phương pháp khác như tiêm interferon, băng ép, tiêm corticoid… để dự phòng tái phát sẹo.

4, Chăm sóc sau phẫu thuật cắt sẹo lồi

Cắt sẹo lồi chỉ là bước đầu trong quá trình điều trị sẹo lồi, quá trình lành thương và điều trị sau phẫu thuật chiếm vai trò rất quan trọng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao khi điều trị bằng phương pháp này, chúng ta cần chú ý tuân thủ những điều sau:

Giữ gìn và đảm bảo vệ sinh vết mổ thật tốt

Để đảm bảo cho vết mổ nhanh lành và không bị nhiễm trùng, mưng mủ, bạn cần thực hiện vệ sinh và thay băng gạc cho vết mổ thường xuyên. Trong những ngày đầu, sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn betadine hoặc nước muối sinh lý để làm sạch vết mổ, thay băng gạc hàng ngày. Chú ý tình trạng của vết thương, nếu vết thương đau nhức, chảy dịch, mưng mủ thì cần đến gặp các bác sĩ để được ép mủ và băng gạc lại, dùng thêm thuốc dự phòng.

Tuân thủ điều trị sau cắt sẹo lồi

  • Sử dụng các loại thuốc theo đơn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, uống đủ thuốc, đủ liều, tuyệt đối không được tự ý bỏ hay mua thêm các loại thuốc bên ngoài để uống hay bôi. Việc tuân thủ theo y lệnh sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục và giảm được nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm sau mổ.
  • Đến đúng lịch hẹn tái khám sau mổ, vì đây là thời điểm mà các bác sĩ cần đánh giá lại tình trạng vết thương để cân nhắc các phương pháp điều trị sau phẫu thuật
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da không rõ nguồn gốc hay không đảm bảo an toàn, nếu muốn sử dụng thì cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trực tiếp điều trị để được tư vấn sử dụng các loại thuốc và biết thời gian thích hợp để sử dụng.

Chế độ ăn hợp lý

  • Với những người sau phẫu thuật, đặc biệt là những người có cơ địa sẹo lồi thì chế độ ăn sau phẫu thuật rất được quan tâm. Ngoài việc phải đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các bạn cũng cần phải đặc biệt bổ sung các loại vitamin A, vitamin E và các chất khoáng có trong hoa quả, rau củ. Bạn cũng cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm để thúc đẩy quá trình phục hồi, chỉnh sửa mô của cơ thể.
  • Kiêng ăn rau muống, vì các thành phần có trong rau muống có thể thúc đẩy, tăng sinh các sợi collagen trong các lớp da, gây lồi sẹo. Bạn cũng cần hạn chế ăn các loại thịt bò, thịt gà, hải sản, lòng trắng trứng, vì những chất này sẽ có nguy cơ làm tăng sắc tố da, gây sậm màu da và cản trở làm chậm quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích vì những loại này sẽ làm ảnh hưởng xấu và kéo dài thời gian lành vết thương.

Vận động nhẹ nhàng

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, với những vết sẹo lớn ở trước ngực, mặt trong cánh tay sẽ dễ gây ra tình trạng co kéo khi vận động gây đau cho bệnh nhân, thì các bạn cần chú ý vận động hay hoạt động một cách từ từ, tránh sử dụng lực quá mạnh để tránh làm căng, co kéo, rách vết khâu.

Cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh sẹo lồi tái phát sau khi cắt
Cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh sẹo lồi tái phát sau khi cắt

5, Những ai nên phẫu thuật cắt sẹo lồi?

Cắt sẹo lồi là một kỹ thuật đem lại hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này thường tốn kém và ẩn chức nhiều nguy cơ sau phẫu thuật. Vì vậy chỉ nên cân nhắc cắt sẹo lồi nếu bạn đang bị một trong những trường hợp dưới đây

  • Khối sẹo lồi nhô cao, phì đại lên trên bề mặt da, gây ra hiện tượng co kéo nhiều đến những vùng da xung quanh, gây đau đớn và mất thẩm mỹ cho người bị.
  • Vết sẹo lớn, là hậu quả của tổn thương bỏng, tai nạn giao thông và đã làm biến dạng một vùng da
  • Vết sẹo sau một thời gian dài điều trị bằng phương pháp khác nhưng không thu được kết quả mong muốn

Bên cạnh đó, sức khỏe nền của bệnh nhân cũng là yếu tố được cân nhắc trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật. Những người có các yếu tố nguy cơ dưới đây không nên thực hiện cắt sẹo lồi:

  • Người lớn tuổi, có sức đề kháng yếu, thể trạng kém
  • Người có các bệnh mạn tính như suy tim, suy thận, các bệnh về gan, rối loạn đông cầm máu…
  • Người có cơ địa sẹo lồi, dễ bị sẹo sau khi bị thương
  • Ngoài ra, nếu mô sẹo của bạn nhỏ, kích thước dưới 5cm và không có dấu hiệu co kéo nghiêm trọng thì có thể cân nhắc can thiệp những phương pháp điều trị khác.

6, Các phương pháp điều trị sẹo lồi khác

Dưới đây là một số phương pháp thẩm mỹ sẹo lồi thường được áp dụng cho những sẹo mới, sẹo nhỏ hoặc dùng để điều trị hỗ trợ cho kỹ thuật cắt sẹo lồi

Tiêm Steroid vào mô sẹo

Kỹ thuật này được sử dụng với những sẹo nhỏ, hoặc sử dụng nhằm mục đích bổ trợ sau khi thực hiện cắt sẹo.

Cách thực hiện: Tiêm corticosteroid vào sâu đến lớp nhú bì của khối sẹo mới mục đích kích thích tăng enzyme collagenase, có tác dụng làm phân giải, thoái hóa các sợi collagen để thu nhỏ sẹo.

Nhược điểm của phương pháp này là làm giãn mao mạch, mất sắc tố vùng da bị tiêm, và nếu thực hiện kỹ thuật không đúng có thể làm teo lớp mỡ dưới da.

Gel dán Silicon

Phương pháp này thường được sử dụng cho trẻ em, khi tình trạng sẹo còn mới và chưa ổn định. Chỉ cần sử dụng gel dán từ 22-23 giờ/ ngày, gel dán sẽ giúp làm mềm và thoái triển sẹo sau ít nhất 2 tháng sử dụng.

Sử dụng Nitrogen lỏng – Phương pháp phẫu thuật lạnh

Kỹ thuật của phương pháp này là dùng nitrogen lỏng ở nhiệt độ -190 độ C áp trực tiếp lên mô sẹo. Do tác động lạnh, các mô sẹo sẽ bị hoại tử do giảm dòng máu nuôi dưỡng đến tế bào. Sau khoảng 8-10 lần thực hiện, mô sẹo sẽ dần khô lại, tế bào cũ bong ra và hình thành lên những tế bào mới.

Nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thời gian điều trị lâu, cần thực hiện nhiều lần, vùng da điều trị sẽ bị mất sắc tố.

Sử dụng tia Laser

Tia laser sẽ phá hủy các mạch máu, giảm nuôi dưỡng tế bào, nhờ đó làm giảm kích thước của sẹo. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng laser trong điều trị sẹo lồi không cao, nên thường sử dụng để điều trị bổ trợ cho phương pháp tiêm corticoid.

Ngoài ra hiện nay còn một số phương pháp khác đang được phát triển như liệu pháp gen, Prostaglandin E2, liệu pháp ánh sáng,…

Tiêm Steroid vào mô sẹo
Tiêm Steroid vào mô sẹo

7, Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

7.1. Sẹo lồi có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi khác nhau, mỗi phương pháp đều mang lại hiệu quả nhất định. Nếu sẹo của bạn là sẹo mới, kích thước sẹo nhỏ, thời gian phát triển dưới 2 năm, chưa xảy ra hiện tượng co kéo tổ chức xung quanh và được can thiệp điều trị sớm thì có thể cải thiện hoàn toàn được tình trạng sẹo lồi. Với những sẹo đã có cấu trúc ổn định, phát triển trên 2 năm và co kéo tổ chức xung quanh, thì hiện nay chưa có phương pháp nào có thể loại bỏ được hoàn toàn dấu vết của sẹo. Với những trường hợp này, kỹ thuật cắt sẹo lồi sẽ giúp loại bỏ đi khối sẹo, nhưng có thể sẽ để lại cho bệnh nhân những vết sẹo khâu trên bề mặt da, không thể trả lại cho người bị làn da nguyên vẹn như ban đầu.

7.2. Người có cơ địa sẹo lồi có nên cắt sẹo lồi không?

Người có cơ địa sẹo lồi cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp cắt sẹo lồi. Nếu tình trạng sẹo không nghiệm trọng, bạn có thể lựa chọn những phương pháp điều trị nội khoa để hạn chế gây tổn thương trên da. Trong trường hợp sẹo phức tạp, điều trị bằng các phương pháp khác không đem lại hiệu quả thì bạn vẫn có thể thực hiện cắt sẹo lồi. Tuy nhiên sau khi thực hiện cắt sẹo, các bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng thêm các phương pháp điều trị hỗ trợ khác để phòng tái phát sẹo cho bạn. Thời gian điều trị sẹo lồi của những người có cơ địa bị sẹo sẽ lâu và phức tạp hơn những người khác, vì vậy bạn cần kiên trì và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7.3. Phẫu thuật cắt sẹo lồi ở đâu? Thẩm mỹ viện cắt sẹo lồi nào tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật cắt sẹo lồi. Tuy nhiên đây là phương pháp can thiệp ngoại khoa nên bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh, trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn của các y bác sĩ được đảm bảo. Một số cơ sở uy tín bạn có thể tham khảo như bệnh viện 108, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện thẩm mỹ Kangnam…

7.4. Cắt sẹo lồi có đau không?

Trong quá trình thực hiện cắt và khâu thẩm mỹ sẹo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước tiên cho bạn, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy đau trong khi thực hiện tiểu phẫu. Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc 1-2 tiếng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau và nhức tại vị trí vết mổ. Lúc này bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc giảm đau hoặc truyền giảm đau. Sang những ngày sau, khi tình trạng vết khâu đã ổn định hơn, cảm giác đau sẽ giảm và bạn không cần phải sử dụng thuốc giảm đau nữa. Tuy nhiên nếu hết ngày thứ 3 mà vị trí vết mổ vẫn còn đau nhiều, đau tăng, băng vết thương có thấm dịch, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng vết khâu, phòng trường hợp nhiễm trùng vết mổ xảy ra.

7.5. Chi phí cắt sẹo lồi

Tùy vào vị trí sẹo, mức độ khó của ca phẫu thuật, cơ sở phẫu thuật, chi phí thực hiện cắt sẹo lồi sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại website của các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ.

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này, để từ để đó có thể tự tin lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Sẹo lồi tuy không làm nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cho bạn tự tin trong cuộc sống hằng này. Vì vậy hãy can thiệp sớm, để giảm bớt nguy cơ biến chứng và đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

[TOP 8] Cách sử dụng chanh tươi trị sẹo tại nhà hiệu quả

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *