Trong cuộc sống, bỏng có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan nào đó gây nên. Một số vết sẹo bỏng có thể tự biến mất, một số khác lại cần nhiều thời gian hơn để chữa lành hay thậm chí có những vết sẹo trở thành một phần vĩnh viễn trên da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ. Do vậy, việc có kiến thức để nhận biết tình trạng và xử lý đúng cách vết bỏng là rất quan trọng. Trong bài viết này, Mice Beauty sẽ cung cấp một số cách trị sẹo bỏng tốt nhất hiện nay và cách xử trí vết bỏng không để lại sẹo, bạn đọc cùng theo dõi nhé.
1, Tại sao sau khi bị bỏng có sự hình thành sẹo?
Sau khi bị bỏng, cấu trúc da sẽ tái tạo sinh ra một loại protein dạng sợi được gọi là collagen để hồi phục lại tình trạng tổn thương da. Khi vết thương bỏng lành lại sẽ để lại một vùng da tối màu, thường dày lên được gọi là sẹo.
Việc để lại sẹo là bằng chứng của tình trạng tổn thương và chết đi của các tế bào. Tùy thuộc vào mức độ sâu của vết bỏng, những vết sẹo này có thể tồn tại trong thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn. Hầu hết những trường hợp bỏng nhẹ như bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy, bỏng dầu ăn mức độ nhẹ khi nấu ăn,…nếu được áp dụng cách điều trị hợp lý sẽ tránh được tình trạng để lại sẹo xấu trên da. Nhưng ở những trường hợp nặng hơn như bỏng hóa chất trực tiếp trên da, bỏng do hỏa hoạn cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức và đúng phác đồ tránh để lại sẹo ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân và kèm theo những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
2, Các loại sẹo bỏng thường gặp
Thường gặp các nguyên nhân gây bỏng được kể đến như: bỏng hóa chất, bỏng do hỏa hoạn, bỏng do tiếp xúc với các vật nhiệt độ cao như ống bô xe máy,… Các loại sẹo để lại thường phụ thuộc vào mức độ bỏng, nguyên nhân gây bỏng:
Bỏng độ một: Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, các tổn thương khu trú ở lớp biểu bì nằm trên bề mặt da. Biểu hiện thường thấy là tình trạng mẩn đỏ, đau rát và viêm tại chỗ trên da. Tình trạng này thường tiến triển khỏi sau 2-3 ngày, có thể thấy lớp nông của biểu bì khô và bong. Thường không để lại sẹo tuy nhiên có thể vùng da tổn thương bị tăng sắc tố sau một thời gian sẽ giảm dần.
Bỏng độ hai: Đây cũng là mức độ bỏng nhẹ, tổn thương tới lớp tế bào Malpighi của da. Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như trên nền da đỏ, đau rát xuất hiện các nốt phổng nước có kích thước to nhỏ khác nhau, vòm mỏng, bên trong chứa dịch trong hoặc màu vàng nhạt. Các nốt phổng có thể trượt vỡ để lại đág màu hồng, ánh ướt có thấm dịch. Tình trạng này nếu được điều trị tốt đúng phát đồ sau thời gian 2 tuần lớp biểu bì của da sẽ được phục hồi hoàn toàn để lại nền da màu hồng và không để lại sẹo.
Bỏng độ ba, bốn, năm: Đây là các mức độ bỏng nặng nề hơn, tổn thương sâu rộng xuống các cấu trúc da bên dưới. Nếu không điều trị kịp thời và thích hợp sẽ để lại sẹo bỏng nhiều mức độ, ảnh hưởng đến thẩm mĩ hay chức năng của bệnh nhân nếu gần các vị trí khớp. Thậm chí trong quá trình điều trị có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số hình thái sẹo bỏng có thể để lại:
- Sẹo phì đại: những vết sẹo phì đại này thường có màu đỏ hoặc tím. Thường có xu hướng nổi cao hơn bề mặt da và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
- Sẹo co kéo: những vết sẹo này có xu hướng làm căng tổ chức da và cơ. Các vết sẹo co kéo này ở gần các khớp vận động của cơ thể như khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối,…có thể dẫn đến tình trạng hạn chế vận động của người có sẹo. Mức độ hạn chế tầm vận động phụ thuộc nhiều vị trí, kích thước và sự co kéo của sẹo.
- Sẹo lồi: những sẹo này thường lồi cao hơn bề mặt da, tạo thành những vết sưng bóng, không thấy lông mọc trên vị trí sẹo.
3, Các phương pháp trị sẹo bỏng hiện đại ngày nay
Bên cạnh việc chăm sóc vết bỏng dựa trên các nguyên tắc cơ bản đảm bảo quá trình liền vết thương và vô trùng, có một số liệu pháp hay phương pháp điều trị vết bỏng khác tập trung vào việc ngăn ngừa tình trạng sẹo về sau. Như được trình bày dưới đây:
- Liệu pháp laser: đây là liệu pháp sử dụng tia UV để nhắm tới các đích là các mạch máu trong mô sẹo dư thừa. Điều này giúp làm giảm vết sưng tấy đỏ liên quan đến sẹo bỏng. Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp này cần được thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ tranh thiết bị, được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực này.
- Tiêm steroid: đây là một trong số thuốc chống viêm, được sử dụng có thể làm mờ vết sẹo do giảm các phản ứng viêm tại chỗ từ đó giảm sự xuất hiện của một số vết sẹo phì đại và sẹo lồi. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ cơ quan nên cần được kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng của bác sĩ chuyên môn.
- Phương pháp áp lạnh: đây là một trong những kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sử dụng nito lỏng để đóng băng các vết sẹo đang phát triển. Đặc biệt với các vết sẹo lồi gây kém thẩm mỹ, kỹ thuật này có tác dụng rất tốt giúp làm mềm cấu trúc tăng sinh trong sẹo lồi ra trước khi chúng hoàn toàn nổi gồ lên trên bề mặt da.
- Can thiệp ngoại khoa: phương pháp này được cân nhắc trong các trường hợp vết sẹo bỏng với kích thước nổi bật trên da, hoặc ở các trường hợp sẹo bỏng co kéo, ở các vị trí gần các khớp hoạt động gây hạn chế tầm vận động của bệnh nhân. Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đây là phương pháp xâm lấn cao so với các phương pháp đã kể ở trên, vì vậy cần được cân khác kỹ lưỡng dựa trên khuyến nghị của các bác sĩ có chuyên môn cao.
- Vật lý trị liệu: đây là phương pháp sử dụng tập luyện hay các liệu pháp trị liệu nhằm cải thiện tầm vận động ở những bệnh nhân bị sẹo co kéo gây hạn chế vận động. Đồng thời, việc cử động sớm và tập luyện dưới chỉ dẫn của bác sĩ cũng được khuyến khích do hỗ trợ lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình liền tổn thương và có thể ngăn ngừa hình thành sẹo bỏng co kéo.
- Kem dưỡng ẩm: sử dụng kem dưỡng ẩm có thể không giúp điều trị sẹo. Tuy nhiên, kem có tác dụng cung cấp những dưỡng chất cho da, tránh cho da khô nứt và có thể làm mềm sự xuất hiện của các cấu trúc tạo sẹo, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tạo các sẹo xấu. Theo khuyến nghị của các bác sĩ kem dưỡng ẩm cần được sử dụng liên tục trong 3-4 tháng bôi khoảng 12 giờ mỗi ngày. Tùy theo tình trạng vết thương và đặc điểm làn da của mỗi người để lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp.
- Gel silicon: đây là những chất giúp làm mềm sẹo, nên sử dụng trên các vết sẹo đang ở giai đoạn đang lành nhưng không phải vết thương hở. Phương pháp này rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay.
4, Cách trị sẹo bỏng bằng phương pháp thiên nhiên
Bên cạnh các phương pháp vật lý trị liệu mang lại hiệu quả trực tiếp thì các phương pháp thiên nhiên sẽ giúp hỗ trợ trong việc điều trị các vết sẹo bỏng. Đây là một phương pháp an toàn, rất ít khi gây tác dụng phụ và rẻ tiền. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp thiên nhiên điều trị sẹo bỏng như sau:
Chữa sẹo bỏng bằng cây lá bỏng
Cây lá bỏng là một loại cây có lá to và rất mọng nước. Do đó để điều trị sẹo bỏng thì mỗi lần chỉ cần sử dụng 1-2 lá bỏng là đủ. Nếu vết bỏng có kích thước lớn hơn thì có thể sử dụng nhiều lá hơn.
Đeer sử dụng lá bỏng trị sẹo, hãy hơ nóng từ lá rồi sau đó đắp trực tiếp lên bề mặt của các vết sẹo khoảng 20 cho đến 30 phút.Sau khi đắp xong thì rửa sạch lại vết thương bằng nước sạch. Ngoài ra các bạn còn có thể giã nát lá bỏng rồi sau đó đắp lên vết sẹo cũng mang lại hiệu quả điều trị mụn rất tốt đấy.
Trị sẹo bỏng bằng củ gừng tại nhà
Gừng có chứa rất nhiều chất có lợi, mang lại tác dụng hiệu quả trong việc làm chậm quá trình tiến triển của sẹo bỏng và trị thâm.
Cách sử dụng gừng trong điều trị sẹo bỏng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần rửa sạch củ gừng sau đó thái thành từng lát nhỏ. Rồi đắp trực tiếp miếng gừng lên vết sẹo khoảng 5 cho đến 10 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch.
Kinh nghiệm trị sẹo bỏng bằng củ nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong làm đẹp, trong đó có điều trị sẹo bỏng. Củ nghệ tươi không chỉ mang lại tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mà còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các vết thâm do sẹo bỏng gây ra.
Các bạn có thể rửa sạch củ nghệ sau đó cắt một đầu, bôi trực tiếp củ nghệ lên vùng da seo. Các bạn có thể bôi nhiều lần trong ngày để thấy được tác dụng nhanh chóng nhé.
Trị sẹo bỏng bằng mật ong an toàn và hiệu quả tại nhà
Mật ong được coi là một thành phần dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Vì vậy nà mật ong có thể cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết cho làn da và làm mờ đi các vết sẹo thâm do bỏng gây ra.
Hãy sử dụng mật ong để đắp lên vết sẹo bỏng, rồi mát xa thư giãn để thấy được hiệu quả nhé.
Mẹo trị sẹo bỏng bằng rau má
Trong thành phần của rau má có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp làm đẹp da, phục hồi làn da có tổn thương sẹo. Từ đó giúp làm phẳng các vết sẹo lồi nham nhở do bỏng gây ra.
Cách sử dụng cũng khá đơn giản, các bạn chỉ cần nhặt sạch rau má, rửa sạch rồi giã nát. Dùng để đắp trực tiếp lên các vết sẹo bỏng 1-2 lần mỗi tuần. Sau khi đắp khoảng 20 phút thì rửa lại với nước lạnh để đảm bảo vệ sinh vết sẹo nhé.
5, Một số loại thuốc điều trị sẹo bỏng
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị sẹo bỏng được ra đời và bán rộng rãi. Nệ muốn sử dụng thuốc để điều trị sẹo bỏng thì các bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Gel trị sẹo bỏng Scar Rejuvasil
Sản phẩm có thành phần chứa 97% là Silicone cùng các tinh chất dưỡng da tốt như các loại vitamin A, C, E, Coenzym Q-10… đây là những chất có tác dụng tái tạo làn da rất tốt vàhieeuj quả.
San phần được sản xuất dưới dạng gel nên có khả năng thấm sâu vào bên trong da, thâm nhập vào các lớp của da nên có thể trực tiếp làm phẳng các vết sẹo lồi.
Giá bán: hiện nay sản phẩm Scar Rejuvasil trị sẹo bỏng đang được bán rộng rãi với giá khoảng 200.000đ/ tuýp 10g.
Kem trị sẹo bỏng Scar Esthetique
Thành phần có loại kem trị sẹo này rất an toàn đối với người sử dụng. Với chiết xuất từ các loại tinh chất có nguồn gốc thiên nhiên như Coenzyme Q-10, Pycnogenol, Glucosamin hay các loại dẫn xuất của Vitamin A, Vitamin C… sản phẩm mang lại hiệu quả hạn chế vết thâm sẹo và ức chế sẹo phát triển. Không những thế, sản phẩm còn có thể ức chế quá trình oxy hóa giúp bảo vệ và làm tái tạo bề mặt da, từ đó giúp da phục hồi tốt hơn.
Giá bán: sản phẩm kem trị sẹo bỏng Scar Esthetique được bán với giá 150.000- 200.000đ/ tuýp 10g.
Trị sẹo bỏng bằng Dermatix Ultra
Gel trị sẹo Dermatix được nghiên cứu và sản xuất bằng công nghệ CPX tiên tiến kết hợp với thành phần vitamin C ester giúp làm phẳng, mềm và mờ nhiều loại sẹo, đặc biệt là sẹo bỏng. Gel có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Khi sử dụng, bạn bôi một lượng gel mỏng vừa đủ lên vết sẹo và tránh để dính nước. Đối với từng loại sẹo, thời gian xuất hiện sẹo mà Dermatix sẽ có tác dụng nhanh hay chậm khác nhau. Do đó bạn nên kiên trì sử dụng để đạt kết quả tốt nhất nhé.
Hiện nay, gel trị sẹo Dermatix Ultra được bán với giá khoảng 250.000 đồng/tuýp 15g.
6, Cách trị sẹo bỏng đúng cách không để lại sẹo
Việc điều tiên cần làm là loại trừ ngay tác nhân gây bỏng tiếp xúc với bề mặt da. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, tác nhân mà có các phương pháp xử lý loại bỏ tác nhân một cách phù hợp, tránh gây tổn thương thêm và nguy hiểm cho những người xung quanh.
Phương pháp điều trị bỏng lý tưởng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ bỏng.
Đối với tình trạng mức độ bỏng nhẹ như độ một cần thoa kem kháng sinh lên vùng bỏng. Điều này dự phòng viêm nhiễm tại vị trí bỏng, giảm cảm giác khó chị từ đó hỗ trợ cho quá trình nhanh liền vết thương. Bên cạnh đó, việc che cắn vết thương cẩn thận bằng các băng gạc vô trùng là cần thiết để tránh sự tiếp xúc với các yếu tố vi trùng từ bên ngoài làm nặng hơn tình trạng tổn thương.
Đối với các vết bỏng ở độ nặng hơn cần được điều trị và chăm sóc dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Có thể dùng các thuốc kháng sinh đường bôi hay đường uống tùy tình trạng vết bỏng. Kèm theo đó ở các mức độ nặng nề có các triệu chứng toàn thân nguy hiểm như mất dịch, đau,…cần điều trị triệu chứng tùy thuộc tình trạng bệnh. Chăm sóc vết thương tốt tránh tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn, đây là một trong những nguyên nhân làm vết thương lâu lành và để lại hình thái sẹo xấu. Một số trường hợp nặng nề hơn đòi hỏi các kỹ thuật cao như ghép da,…
7, Các biến chứng liên quan đến vết thương do bỏng
Bất cứ tổn thương nào trên da cũng có nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan. Và sẹo bỏng cũng không là ngoại lên. Dưới đây là một số biến chứng hay gặp:
- Biến chứng nhiễm trùng: theo phân loại vết bỏng là một tình trạng vết thương hở để lộ các cấu trúc da, vì vậy cho phép vi khuẩn và các vi trùng hay nấm trong môi trường xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Do đó, để tránh các biến chứng nhiễm trùng tại chỗ hay thậm chí là nhiễm trùng nặng nề đến các cơ quan khác thì việc điều trị đúng cách và che chắn cẩn thận là rất quan trọng. Vết thương bỏng cần được vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch vô trùng, có tính sát khuẩn và được băng gạc cẩn thận.
- Mất nước: thường thì biến chứng này xảy ra trong các trường hợp bỏng nặng. Nhiều trường hợp diện tích bỏng rộng và mức độ sâu dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng, cần được theo dõi và bù lại lượng phù hợp tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
- Hạn chế tầm vận động do sẹo co kéo: các trường hợp bỏng nặng nề có thể làm mất một phần cấu trúc của cơ thể gây mất chức năng vận động. Bên cạnh đó, các vết bỏng tạo sẹo co kéo ở các vị trí khớp cử động như khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp cổ gân, khớp gối,..gây nên các hạn chế tầm vận động của các khớp.
- Ảnh hưởng đến tâm lý người bị bỏng: bên cạnh các vấn đề sức khỏe thể chất, các sẹo bỏng còn có ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý- tâm thần của người bị bệnh. Trong những trường hợp này, bạn đọc nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý để được thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và tìm ra hướng giải quyết. Tránh những suy nghĩ nhất thời, bồng bột làm hại đến bản thân và những người xung quanh.
Như vậy, qua bài viết chúng ta hiểu rằng việc xử trí bỏng để ngăn ngừa sẹo bao gồm quá trình điều trị vết thương theo mức độ phân loại bỏng và quá trình điều trị vết sẹo hình thành sau đó. Tuy nhiên, việc điều trị sẹo bỏng đúng cách ở giai đoạn đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc cải thiện vết sẹo bỏng. Nếu điều trị tốt tránh được các biến chứng như nhiễm trùng, co cứng, không làm tổn thương nặng nề hơn thì việc cải thiện sẹo bỏng sẽ dễ dàng hơn. Cùng với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ hiện nay, bạn đọc không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng sẹo bỏng. Chúc bạn đọc luôn có sức khỏe tốt, cảm ơn bạn đọc đã quan tâm.
Xem thêm:
Phẫu thuật cắt sẹo lồi: Nên hay không nên? Địa chỉ, chi phí cắt sẹo lồi
Mỡ trăn trị sẹo có thực sự hiệu quả không? Lưu ý khi sử dụng mỡ trăn