Sữa nghệ là loại đồ uống có nguồn gốc từ Ấn Độ và dần trở nên phổ biến ở các nước châu Âu. Thức uống này có nhiều lợi ích cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ở bài viết này, Mice Beauty sẽ giới thiệu đến độc giả các cách làm sữa nghệ được áp dụng phổ biến hiện nay.
1, Tác dụng của sữa nghệ
1.1, Sữa nghệ có chứa các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể
- Trong sữa nghệ có thành phần quan trọng là bột nghệ. Đây là loại gia vị phổ biến trong nền ẩm thực ở châu Á với tác dụng tạo màu.
- Trong nghệ có chứa nhiều hoạt chất Curcumin được sử dụng phổ biến trong nhiều thế kỷ trước ở nền y học Ayurveda. Curcumin giúp bảo vệ cơ thể, chống lại các tổn thương tế bào nhờ có đặc tính chống oxy hóa mạnh.
- Các hoạt động của tế bào rất cần các chất chống oxy. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa phòng bệnh hiệu quả và giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, các gia vị chế biến sữa nghệ có chứa gừng và quế, đều có đặc tính chống oxy hóa cao.
1.2, Sữa nghệ có thể giúp giảm đau và viêm khớp
- Trong sữa nghệ có các thành phần có đặc tính kháng viêm mạnh. Chế độ ăn giàu các chất kháng viêm có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như hội chứng chuyển hóa, ung thư, tim mạch, Alzheimer.
- Những thành phần chính trong sữa nghệ như gừng, quế và curcumin có đặc tính kháng viêm mạnh. Thậm chí, curcumin có tác dụng kháng viêm mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào tương đương với một số loại dược phẩm kháng viêm khác.
- Ngoài ra, nó còn có thể làm giảm đau do viêm khớp, do viêm khớp dạng thấp.
1.3, Sữa nghệ có thể cải thiện trí nhớ và chức năng của não bộ
- Curcumin có thể làm tăng BDNF, giúp não bộ hình thành những kết nối mới và thúc đẩy phát triển các tế bào não do vậy sữa nghệ là thực phẩm tốt cho não bộ.
- Các thành phần khác cũng tốt cho hệ thần kinh như các chất từ cây quế có thể giúp làm giảm sự tích tụ loại protein Tau, 1 loại protein tích luỹ trong não khi mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ta, quế còn cải thiện chức năng của não bộ và làm giảm triệu chứng của bệnh Parkinson.
- Gừng có thể cải thiện thời gian phản ứng của não bộ và trí nhớ qua đó có thể tăng cường chức năng hệ thần kinh.
1.4, Curcumin có trong nghệ có thể giúp cải thiện trạng thái cảm xúc
Curcumin có thể giúp cải thiện cảm xúc và giảm các triệu chứng trầm cảm do làm tăng nồng độ BDNF.
1.5, Sữa nghệ cũng có tác dụng chống lại các bệnh lý tim mạch
- Các thành phần như nghệ, gừng, quế có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Curcumin còn giúp cải thiện chức năng của nội mạc mạch máu
1.6, Sữa nghệ các tác dụng làm giảm đường huyết
- Các thành phần như gừng và quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
- Quế có thể làm giảm tình trạng đề kháng insulin, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hơn nữa, quế giúp làm giảm lượng glucose được hấp thụ tại ruột sau ăn.
1.7, Sữa nghệ có thể giảm nguy cơ ung thư
- Một chất chống ung thư xuất hiện nhiều trong gừng là 6-gingerol, trong quế cũng xuất hiện hợp chất có thể giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Curcumin cũng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, hạn chế khả năng di căn, ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới trong các khối u.
1.8, Sữa nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm
- Sữa nghệ thường được sử dụng như chống cảm lạnh tại gia ở Ấn Độ. Curcumin có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút và chống nhiễm trùng.
- Các hợp chất trong gừng tươi có thể ức chế virus hợp bào hô hấp của con người (HRSV)
- Cinnamaldehyde có trong quế có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nấm gây ra.
1.9, Gừng và nghệ giúp cải thiện hệ tiêu hóa
- Tiêu hóa chậm ở dạ dày gây nên triệu chứng chướng bụng gây cảm giác đau và khó chịu ở vùng thượng vị. Gừng có thể tăng tốc độ tiêu hóa ở dạ dày qua đó giúp làm giảm tình trạng này.
- Ngoài ra, nghệ cũng có thể duy trì chức năng tiêu hóa ổn định, giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, ngăn ngừa viêm loét đại tràng và một rối loạn tiêu hóa khác.
1.10, Canxi và Vitamin D trong sữa nghệ góp phần làm cho xương chắc khỏe
- Trong sữa chứa nhiều canxi và vitamin D có tác dụng phát triển và duy trì xương chắc khỏe.
- Vitamin D cải thiện khả năng hấp thụ canxi từ thức ăn góp phần giúp xương chắc khỏe. Nếu lượng vitamin D trong cơ thể thấp có thể dẫn đến xương yếu và dễ gãy, ngay cả khi chế độ ăn uống giàu canxi.
2, Các cách làm sữa nghệ tại nhà
2.1, Cách pha sữa nghệ mật ong
Cách bước tiến hành:
- Đổ sữa tươi vào nồi rồi đun nóng sữa, cho lửa nhỏ.
- Cho 10 gam bột nghệ vào rồi khuấy đều để bột nghệ hòa tan hoàn toàn vào sữa.
- Sau đó cho vào 1 muỗng mật ong rồi khuấy đều trong khoảng 1 – 2 phút nữa
- Tắt bếp, đổ sữa ra ly và thưởng thức.
2.2, Cách làm sữa nghệ Ấn Độ
Cách bước tiến hành:
- Đổ sữa vào nồi và đun nóng. Hạ nhỏ lửa khi sữa bắt đầu sôi.
- Dùng dao cạo sạch vỏ củ nghệ và bào nghệ tươi vào nồi sữa đang đun.
- Cho các loại bột gia vị như bột quế, bột tiêu đen, bột thảo quả, bột thì là vào rồi sau đó cho thêm mật ong.
- Trộn đều rồi đun sôi nhẹ thêm tầm 5 phút nữa.
- Lọc trà sữa nghệ rồi cho vào cốc để thưởng thức.
2.3, Cách làm sữa nghệ tăng cân từ sữa đặc
Cách bước tiến hành:
- Cho 250ml sữa tươi không đường vào nồi, bật bếp, đun nhỏ lửa, không đun sôi.
- Sau 2-3 phút, cho thêm 2-3 thìa sữa đặc, khuấy đều.
- Đun đến khoảng 70-80 độ C sau đó tắt bếp, để nguội.
- Thêm 5 thìa cafe tinh bột nghệ, khuấy đều. Đổ ra cốc và thưởng thức.
3, Cách sử dụng sữa nghệ
- Bạn nên pha và uống sữa nghệ ấm sẽ tốt hơn so với việc uống sữa nghệ nóng hoặc lạnh. Nó có tác dụng mang lại giấc ngủ ngon và làm thư giãn cơ bắp do trong sữa thường chứa một loại axit amin được kích hoạt khi sữa ấm là tryptophan. Ngoài ra, sữa nghệ ấm còn rất dễ uống, ngăn ngừa một số yếu tố liên quan đến hệ tiêu hóa và hạn chế việc bỏng rát lưỡi.
- Bạn nên duy trì việc uống sữa nghệ đều đặn vì nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe. Khi đó, bạn cần cân nhắc việc dùng liều lượng tinh bột nghệ để phù hợp. Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Bạn nên pha một ly sữa nghệ ấm và cho thêm chút mật ong và uống trước bữa ăn nếu bạn bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng để công dụng được phát huy một cách tối đa.
- Bạn nên uống sữa nghệ mà sử dụng sữa không đường, sữa tách béo nếu bạn muốn giảm cân an toàn để có thể đốt cháy lượng mỡ thừa một cách hiệu quả, mang đến cho bạn một thân hình cân đối .
- Trong sữa nghệ có chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin có tác dụng làm đẹp cho các chị em phụ nữ như trị thâm, trị mụn, trị nám, tàn nhang, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Để có 1 một làn da mịn màng, căng mướt, sáng khỏe hơn, chị em nên sử dụng sữa nghệ cho thêm một chút mật ong. Chị em cũng có thể kết hợp sữa nghệ với đắp mặt nạ sữa nghệ để công dụng làm đẹp được phát huy hơn, nhanh chóng thấy được kết quả rõ rệt trên làn da của mình.
- Sữa nghệ có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch, làm sạch gan, thậm chí ngăn ngừa ung thư nếu bạn uống hàng ngày,.
4, Uống sữa nghệ lúc nào tốt nhất?
- Để mang lại hiệu quả nhất, bạn nên uống sữa nghệ vào ban ngày.
- Thời gian lý tưởng để uống 1 cốc sữa nghệ là vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước bữa ăn khoảng 30 phút . Vì uống sữa nghệ khi đói sẽ làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể, có lợi cho việc đốt chát mỡ thừa và giảm cân.
- Bạn có thể uống sữa nghệ sau khi ăn 15 phút, nó sẽ bảo vệ cơ thể, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa hen suyễn, đau họng, cảm cúm,đặc biệt là điều trị bệnh viêm khớp và phòng tránh bệnh ung thư.
- Bạn cũng có thể uống sữa nghệ ấm trước khi đi ngủ để giúp ngủ ngon hơn cũng như trị được một số bệnh về dạ dày, giúp tái tạo làn da, làm mờ vết thâm. Uống sữa nghệ khi ngủ sẽ phát huy tất cả các tác dụng của nó.
5, Một số lưu ý khi uống sữa nghệ
- Do tinh bột nghệ có thể gây co bóp tử cung, ảnh hưởng xấu tới thai nhi nên không uống sữa nghệ trong thời kỳ mang thai.
- Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc khác khi uống sữa nghệ, tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Phụ nữ bị rong kinh kéo dài không nên dùng sữa nghệ, không nên uống vào thời kỳ kinh nguyệt.
- Không uống quá nhiều sữa nghệ, uống 1 lượng vừa đủ và không quá 2 lần 1 ngày, sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Xem thêm:
[TOP 5] Cách làm da mặt căng mịn bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà
[TOP 9] Cách trị mụn bằng nghệ tươi an toàn, hiệu quả tại nhà