Nguyên nhân bị mụn bọc ở cằm là gì? Có nên nặn mụn bọc ở cằm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Mụn bọc ở cằm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nó còn nằm ở vị trí rất quan trọng do có rất nhiều dây thần kinh mặt tại đây. Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng bị mọc mụn bọc ở cằm thì cần hết sức lưu ý. Nếu tình trạng mụn ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu tình trạng mụn ở mức độ nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị phù hợp. Cùng Mice Beauty (micebeauty.com) tìm hiểu một số phương pháp điều trị mụn bọc ở cằm nhé.

Nguyên nhân bị mụn bọc ở cằm là gì?
Nguyên nhân bị mụn bọc ở cằm là gì?

1, Những điều cần biết về Mụn bọc ở cằm

Mụn bọc chính là các nốt viêm, sưng tấy, được hình thành từ sâu bên trong lỗ chân lông, đầu mụn có thể có mủ hoặc không. Việc điều trị mụn bọc  không hề đơn giản như các mụn thông thường. Đặc biệt mụn bọc ở cằm lại vô cùng nguy hiểm bởi đây là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh mặt. Nếu tình trạng mụn ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị bằng một số biện pháp thiên nhiên. Nhưng nếu mụn bọc ở mức độ nặng sẽ cần phải sử dụng tới các loại dược phẩm, dược mỹ phẩm chuyên biệt và phải có sự giám sát của  bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc uống, các kháng sinh đường uống hoặc kem bôi trực tiếp lên vết mụn.

Bệnh nhân chủ quan trong điều trị có thể khiến tình trạng mụn bọc lan ra khắp mặt. Từ đó khiến quá trình trị mụn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều trị mụn bọc nói riêng hay các loại mụn nói chung đều yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì mới đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

2, Nguyên nhân hình thành mụn bọc ở cằm

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng mụn bọc, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Rối loạn chức năng bài tiết của cơ thể:

Tình trạng rối loạn chức năng bài tiết của cơ thể có thể làm các cơ quan như gan, thận hoạt động kém hiệu quả gây ra tích tụ và ứ đọng các chất độc trong cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách đẩy mạnh quá trình bài tiết. Điều này có thể dẫn đến hệ quả tăng sự hoạt động của tuyến bã nhờn, tăng tiết bã nhờn, da bóng dầu và khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc. Androgen là một loại hormon chịu trách nhiệm cho việc kích thích tạo ra bã nhờn. Việc tăng tiết bã nhờn, dầu trên bề mặt da sẽ tích tụ da chết, ngăn cản việc rửa trôi các tế bào da chết, cộng thêm việc vệ sinh da mặt không đảm khiến vi khuẩn phát triển sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi hình thành nên mụn.

Việc điều trị mụn bọc do nguyên nhân từ hormone là vô cùng khó khăn do nguyên nhân này rất khó kiểm soát. Nội tiết tố trong cơ thể có thể thay đổi trong suốt quá trình trưởng thành, do đó mụn bọc ở cằm cũng có thể sẽ xuất hiện, biến mất và lặp lại vòng tuần hoàn này bất cứ lúc nào.

  • Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn bọc

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được yếu tố liên quan trực tiếp, quyết định tới tính trạng di truyền gây ra mụn bọc. Chính vì thế, việc điều trị mụn bọc do nguyên nhân di truyền là vô cùng khó khăn và hiện chưa có biện pháp khắc phục cụ thể.

Tình trạng mụn bọc do yếu tố di truyền nếu không điều trị cũng có khả năng tự khỏi.

  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm

Chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều cholesterol kết hợp với chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thức quá khuya sẽ là yếu tố góp một phần vô cùng lớn trong việc tạo nên mụn bọc. Không những thế, nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể làm ảnh hưởng tới hệ bài tiết và một số cơ quan trọng cơ thể thậm chí có thể gây nhiễm độc gan.

Bạn nên tập thay đổi thói quen và duy trì các thói quen lành mạnh để quá trình điều trị mụn diễn ra thuận lợi.

  • Ngoài ra, mụn bọc ở cằm có thể xảy ra do tình trạng lông mọc ngược vào bên trong thay vì ra ngoài hoặc xảy ra do sử dụng những vật dụng để cạo râu không đảm bảo vệ sinh, gây xây xát khi cạo râu ở nam giới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập và phát triển gây ra mụn bọc dưới cằm ở nam giới.
Hình ảnh mụn bọc ở cằm
Hình ảnh mụn bọc ở cằm

3, Hướng dẫn điều trị mụn bọc ở cằm nhanh khỏi tại nhà

3.1 Sử dụng thuốc điều trị mụn viêm thể nặng

  • Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là một loại hoạt chất có khả năng điều trị mụn mạnh mẽ. Hoạt chất này thường được dùng để trị các loại mụn từ nhẹ đến vừa. Benzoyl hoạt động trên cơ thế làm tiêu lớp da chết và các tế bào sừng trên bề mặt da, ngăn cản tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giúp cho các lỗ chân lông trên bề mặt da được thông thoáng. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, điều trị mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.

Benzoyl Peroxide cũng có khả năng phối hợp và làm tăng hiệu quả trị mụn của một số thuốc khác, tình trạng mụn có thể cải thiện ngay sau khoảng 5 ngày.

Dạng kem bôi

Cách sử dụng dạng kem bôi Benzoyl Peroxide trong điều trị mụn bọc ở cằm:

Trước khi bôi thuốc, bạn cần phải rửa sạch và làm khô vùng da bị mụn. Bôi một lớp rất mỏng trực tiếp lên vùng da mụn, ngày bôi 1 – 2 lần. Bạn nên sử dụng vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả trị mụn mong muốn.

Lưu ý: Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Sau khi sử dụng thuốc 4 tuần mà tình trạng mụn không thuyên giảm, bạn cần liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị. Một liệu trình điều trị không nên kéo dài quá 3 tháng. Khi sử dụng thuốc, bạn có thể xuất hiện một số phản ứng phụ như da đỏ, kích ứng, rát nhẹ. Bạn nên sử dụng kem chống nắng do sử dụng thuốc làm da mỏng yếu hơn và bắt nắng nhiều hơn mức bình thường.

Sữa rửa mặt

Cách sử dụng sữa rửa mặt chứa Benzoyl Peroxide trong điều trị mụn bọc ở cằm:

Bạn nên lắc đều lọ sữa rửa mặt trước khi dùng. Trong tuần đầu tiên, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt có chứa Benzoyl Peroxide ngày 1 lần để tránh kích ứng da và giúp da thích nghi từ từ. Những tuần sau đó, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt ngày 2 lần. Đầu tiên, bạn hãy làm ẩm da mặt bằng nước mát rồi bôi một lượng vừa đủ sữa rửa mặt Benzoyl Peroxide lên mặt, mát xa để tạo bọt và lấy đi bụi bẩn ẩn chứa từ sâu bên trong da. Sau đó hãy rửa lại thật sạch bằng nước mát và lau khô da mặt. Hiệu quả trị mụn có thể thấy được sau 3 tuần sử dụng. Bạn nên duy trì sử dụng sữa rửa mặt để giúp da mặt và vùng da nhạy cảm dưới cằm phòng tránh mụn.

  • Retinoid bôi ngoài da

Retinol

Retinol hay còn gọi là vitamin A. Retinol là một loại dẫn xuất của vitamin A, nó được xem như là một loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị mụn viêm và ngăn ngừa lão hóa rất hiệu quả. Chính vì thế, việc sử dụng Retinol để điều trị mụn và trẻ hoá làn da ngày càng trở nên phổ biến. Retinol có thể được bào chế dưới dạng gel, kem, dạng huyết thanh lỏng hoặc các chất làm mềm.

Thuốc có khả năng thâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì của da. Tại đây, retinol sẽ trải qua một quá trình chuyển hóa, chuyển retinol thành acid retinoic. Loại acid này tác dụng tăng tái tạo tế bào mới và ngăn cản quá trình phân hủy collagen làm chậm quá trình lão hoá, chảy xệ da, giúp da căng bóng và săn chắc.

Các Retinoid bôi ngoài da, gây tác dụng tại chỗ như retinol có thể làm giảm trình trạng viêm bằng cách tác động trực tiếp lên các yếu tố gây viêm. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế được tình trạng bong tróc da một cách tuỳ ý gây bít lỗ chân lông, từ đó giúp cho các lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa mụn.

Sử dụng Retinol điều trị mụn bọc ở cằm
Sử dụng Retinol điều trị mụn bọc ở cằm

Tretinoin

Tretinoin cũng là một loại dẫn xuất của vitamin A và được sử dụng khá phổ biến để điều trị mụn viêm, mụn trứng cá, vẩy nến, lão hóa do ánh sáng và các rối loạn sừng da, đặc biệt là mụn bọc ở cằm. Tretinoin có điều dạng bào chế đa dạng như: dạng kem, dạng gel.

Tretinoin có tác dụng thúc đẩy sự tái tạo mới các tế bào biểu bì, kìm hãm quá trình sừng quá, tạo thành keratin và kích thích quá trình tạo collagen, hình thành các mô liên kết. Hoạt chất này có khả năng tác động lên mụn bọc bằng cách kích thích giải phóng ra các enzym phân huỷ protein của ổ viêm do mụn và thủy phân các chất độc hại. Từ đó làm các nhân mụn dễ dàng chín và đẩy lên trên bề mặt da. Không những thế, tretinoin còn có tác dụng làm thông thoáng các lỗ chân lông, tránh tình trạng ứ đọng các chất như bã nhờn gây tích tụ bụi bẩn và gây mụn.

Cách dùng thuốc tretinoin bôi ngoài da trị mụn bọc ở cằm: Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên sửa mặt thật sạch và lau khô da mặt, sau đó thoa một lượng vừa đủ tretinoin lên da mặt, massage nhẹ nhàng. Trong vài ngày đầu sử dụng thuốc, bạn nên sử dụng với tần suất thấp, tránh làm da bị kích ứng. Khi làn da đã dung nạp tốt hơn, bạn có thể dùng tretinoin với nồng độ, hàm lượng cao hơn.

Isotretinoin

Cũng như retinol và tretinoin, Isotretinoin cũng là một loại dẫn xuất của vitamin A. Chúng đều thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh da liễu, được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn. Thuốc có các dạng bào chế vô cùng đa dạng như dạng viên nén, dạng kem bôi ngoài da hay gel bôi ngoài da với các loại hàm lượng như 10mg, 20mg.

Thuốc isotretinoin có khả năng làm thu nhỏ tuyến bã nhờn của da, từ đó làm giảm lượng dầu tiết ra, ngăn chặn sự tích tụ các chất bụi bẩn trên bề mặt da, kiểm soát mụn.

Cách dùng isotretinoin trong điều trị mụn bọc ở cằm: Làm sạch vùng da bị mụn, bôi isotrtinoin trực tiếp lên vùng da cần điều trị, sử dụng đầu đặn mỗi ngày 1-2 lần. Bạn có thể thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt của thuốc sau 6 – 8 tuần. Nếu tình trạng mụn phức tạp, thời gian để thuốc phát huy tác dụng rõ ràng có thể lâu hơn.

  • Kháng sinh đường uống

Với những trường hợp bị mụn nặng, nhiều bác sĩ da liễu thường lựa chọn phương pháp điều trị mụn bọc bằng cách sử dụng kháng sinh đường uống cho bệnh nhân. Hiện tại có 2 dạng kháng sinh sử dụng trong điều trị mụn là kháng sinh đường uống và kháng sinh bôi ngoài da. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh bôi ngoài da hiện tại đang còn rất hạn chế. Thay vào đó, người ta thường kết hợp kháng sinh đường uống với các thuốc bôi ngoài da không phải kháng sinh trong điều trị mụn. Bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu để có thể đạt được hiệu quả điều trị mụn mong muốn, không nên tự ý thay đổi thuốc, thay đổi liều lượng thuốc hoặc sử dụng kèm các kháng sinh bôi ngoài da trong quá trình điều trị mụn bọc.

Kháng sinh đường uống trị mụn bọc ở cằm
Kháng sinh đường uống trị mụn bọc ở cằm

Một số loại kháng sinh đường uống thông dùng được dùng trong điều trị mụn:

  • Tetracycline: Đây là một loại kháng sinh vô cùng phổ biến, có tác dụng kìm khuẩn. Loại kháng sinh này thường được dùng trong điều trị các loại mụn viêm nặng do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng viêm sưng và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây ra mụn trên da. Tetracycline kìm hãm và làm giảm số lượng vi khuẩn, tạo điều kiện cho hệ miễn dịch và các tế bào thực bào của cơ thể tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Từ đó kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm các tuyến bã nhờn khiến cho da được hồi phục nhanh chóng.;
  • Minocycline: Đây là một loại kháng sinh phổ rộng, cũng thuộc nhóm tetracycline. Thuốc có công dụng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây ra mụn, chống lại quá trình viêm và giúp đẩy điều trị mụn hiệu quả.
  • Clindamycin: Clindamycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm lincosamid, nó có tác dụng chủ yếu là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm tiêu sưng và chống viêm hiệu quả.

Lưu ý: khi sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn bọc ở cằm: kháng sinh đường uống dùng để điều trị mụn nói chung chỉ được sử dụng trong vòng tối đa là 3 tháng, không nên tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc để tránh những phản ứng có hại cho cơ thể. Nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài không thấy tình trạng mụn thuyên giảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn.

  • Isotretinoin đường uống để điều trị mụn bọc ở cằm

Ngoài dạng bôi ngoài da, Isotretinoin còn được bào chế dưới dạng viên nang với các hàm lượng như 10mg, 20mg, 40mg.

Cách dùng thuốc isotretinoin đường uống để điều trị mụn bọc ở cằm: bệnh nhân có thể uống thuốc trước hoặc sau khi ăn. Uống viên thuốc với một lượng nước vừa đủ, không nên cắn hoặc nhai viên thuốc để tránh tình trạng quá liều khi sử dụng thuốc, không nằm sau khi uống thuốc trong vòng 15 phút.

Tùy thuộc vào tình trạng mụn cũng như độ tuổi và cân nặng khác nhau, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê liều khác nhau trong điều trị mụn bằng Isotretinoin.

  • Thông thường đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng liều từ  0.5 – 1 mg/kg, chia 2 lần mỗi ngày, điều trị thời gian tối đa là khoảng 20 tuần:
  • Đối với trường hợp bị mụn bọc nặng, bệnh nhân có thể sử dụng với liều 2mg/kg mỗi ngày.

Lưu ý: Không nên tự ý tăng, giảm liều thuốc hoặc sử dụng kèm với một số loại thuốc khác nếu không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

3.2 Dùng thuốc mát gan điều trị mụn bọc

Sử dụng thuốc mát gan để điều trị mụn cũng có thể mang lại hiệu quả khiến bạn phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm sai lầm không có cơ sở khoa học cho rằng cơ thể nổi mụn hoặc việc mắc các bệnh về da đều cho rằng nguyên nhân là cơ thể bị nóng gan. Hậu quả không những có thể làm cho tình trạng mụn trên da không thuyên giảm mà còn gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể. Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh sử dụng thuốc không hợp lý đã phải nhập viện do sử dụng không đúng cách gây ngộ độc thuốc và khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Chính vì thế, Việc sử dụng thuốc mát gan để điều trị mụn cần hết sức thận trọng. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua các bài thuốc dân gian không những giúp điều trị mụn hiệu quả mà còn giải độc và làm mát gan, thanh lọc cơ thể rất tốt mà lại ít gây ra tác dụng phụ dưới đây.

Dùng thuốc mát gan điều trị mụn bọc
Dùng thuốc mát gan điều trị mụn bọc

3.3 Trị mụn bọc ở cằm bằng phương pháp tự nhiên

  • Cách trị mụn bọc ở cằm bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa thành phần sodium pyrophosphate có tác dụng loại bỏ các chất bã nhờn trên da và kháng khuẩn hiệu quả. Chính vì thế, bạn không nên bỏ qua biện pháp sử dụng kem đánh răng để điều trị mụn.

Trước khi tiến hành trị mụn, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da dưới cằm và khuôn mặt. Bạn cũng có thể sử dụng sữa rửa mặt, dung dịch tẩy da chết để giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng.

  • Dùng tỏi trị mụn bọc ở cằm

Trong tỏi có một lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm có lợi trong điều trị mụn viêm, mụn bọc. Hoạt chất sulphur trong tỏi được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên, an toàn mà lại có hiệu quả tương đối cao. Không những thế, trong tỏi còn có chứa một số hoạt chất kháng khuẩn khác như glycogen, aliin, fitonxit cũng góp phần điều trị mụn bọc hiệu quả.

Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất có trong tỏi như iot, canxi, phốt pho, magiê cùng các nguyên tố vi lượng khác cũng góp phần nuôi dưỡng, giúp bạn có được một làn da khỏe mạnh.

Làm sạch da bằng cách tẩy trang và dùng sữa rửa mặt trước khi dùng. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch tẩy tế bào chết để giúp lỗ chân lông được thông thoáng, giúp các hoạt chất được thấm sâu.

Với phương pháp trị mụn bằng tỏi này, bạn có thể áp dụng đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần để thu được hiệu quả mong muốn.

Dùng tỏi trị mụn bọc ở cằm
Dùng tỏi trị mụn bọc ở cằm
  • Dùng mặt nạ trị mụn bọc từ nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội có chứa một lượng lớn gel Aloe vera. Trong gel Aloe vera có các thành phần như Zinc và Chromium được xem như những chất kháng sinh tự nhiên cho cơ thể. Những hoạt chất này có tác dụng tạo thành lớp màng giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây nên mụn, kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng mụn bọc hiệu quả.

Hoạt chất Anthraquinon có trong cây lô hội cũng có khả năng diệt khuẩn, giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng. Không những thế, nó còn giúp tái tạo tế bào da mới, làm lành tổn thương nhanh chóng và điều trị mụn bọc hiệu quả, ngăn ngừa mụn tái phát.

Ngoài ra, nha đam còn có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất như: vitamin nhóm B, vitamin A, E, C, kẽm, magie, canxi giúp nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ da an toàn, hiệu quả.

Bạn nên thực hiện biện pháp trị mụn bằng nha đam từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Kiên trì trong vòng ít nhất 2 tháng sẽ thấy được hiệu quả điều trị mụn bọc rõ rệt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh tình trạng mụn tái phát sau khi điều trị.

Lưu ý: sử dụng nha đam tươi có nguy cơ gây kích ứng cao, do đó bạn nên thử trên da trước khi sử dụng trên diện rộng.

Trước khi sử dụng biện pháp trị mụn bằng nha đam, bạn nên vệ sinh khuôn mặt thật sạch bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm dung dịch tẩy tế bào chết, loại bỏ đi lớp tế bào thừa thãi cản trở việc hấp thu dưỡng chất từ nha đam, giúp tăng hiệu quả điều trị.

Dùng mặt nạ trị mụn bọc từ nha đam
Dùng mặt nạ trị mụn bọc từ nha đam

4, Mụn học ở cằm có nên nặn không?

Có nên nặn mụn bọc ở cằm không? là câu hỏi mà Mice nhận được rất nhiều từ quý khách hàng.

Không nên nặn mụn bọc cho dù nó là thể nặng hay nhẹ. Bởi việc nặn mụn sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn và dẫn đến tính trạng mụn ngày một nặng hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm giảm sưng viêm và làm se cồi mụn vừa giúp trị mụn hiệu quả mà không để lại thâm lâu trên da.

Xem thêm:

Mụn bọc không đầu là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

[Tổng hợp] Các loại mụn thường gặp hiện nay. Cách điều trị

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *