Sẹo thâm có thể mờ dần theo thời gian và đễ điều trị nhất trong các loại sẹo. Vậy có những cách nào có thể trị sẹo thâm hiệu quả? Cùng Mice Beauty tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1, Sẹo thâm là gì?
Sẹo thâm được biết đến với tên gọi khoa học là Hyperpigmentation scars là kết quả của quá trình tự làm lành của các tế bào bị tổn thương dưới da do mụn, bệnh thủy đậu, trầy xước,… Lúc này vùng da bị sẹo thâm sẽ có màu sắc tối, sẫm hơn so với các vùng da khác. Cụ thể hơn là khi lớp trung bì và thượng bì của da bị phá vỡ, cơ thể sẽ sản sinh ra các sợi collagen có chức năng phục hồi và làm lành vùng da, tế bào bị tổn thương dưới da. Thời gian phục hồi da diễn ra nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Trên thực tế, sẹo thâm là loại sẹo có thể mờ dần theo thời gian và có thể dễ dàng điều trị nhất. Tuy có thể dần mờ nhưng nó sẽ khiến nhiều người bị mất tự tin, làn da thiếu thẩm mỹ vì da sẽ xuất hiện nhiều dạng đốm sạm màu khác nhau. Đồng thời trong quá trình tái tạo da không được chữa trị hoặc bảo vệ đúng cách sẽ khiến vết sẹo thâm trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Do đó việc lựa chọn phương pháp điều trị sẹo thâm và cách chăm sóc da bị sẹo thâm cần hết sức cẩn thận.
2, Nguyên nhân gây ra sẹo thâm trên da
Theo các chuyên gia da liễu, có rất nhiều nguyên nhân khiến sẹo thâm hình thành trên da, có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:
- Nặn mụn không đúng cách: Đây là nguyên nhân chính, chiếm phần lớn khiến mụn thâm dễ dàng hình thành trên da. Bởi nhiều người thường có thói quen đưa tay lên sờ mặt và nặn mụn mất vệ sinh, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến vùng da bị mụn dễ bị viêm, tổn thương. Từ đó da bị tụ máu, dần dẫn đến sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
- Da chịu sự tác động của ánh nắng mặt trời: Làn da sau khi nặn mụn hình thành sẹo thâm hoặc da đang trong quá trình tái tạo sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Lúc này nếu vùng da bị sẹo thâm phải chịu sự tác động trực tiếp từ như ánh nắng mặt trời sẽ khiến da bị tổn thương nặng hơn, kích thích tổng hợp sắc tố melanin nhiều hơn khiến tình trạng sẹo thâm trên da ngày càng nặng, vết thâm sẫm màu hơn.
- Da bị bỏng, thủy đậu, vết thương do tai nạn,…: Sau khi da phải chịu sự tác động bởi yếu tố này sẽ dần đóng vảy và hình thành da non gây ngứa, khó chịu. Do đó nếu bạn gãi hoặc tác động mạnh lên da lúc này sẽ khiến da non bị tổn thương và để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ sau khi lành.
3, Cách phòng ngừa sẹo thâm hình thành trên da
- Điều trị mụn sớm, tránh khiến các nốt mụn viêm to và sâu giúp hạn chế da bị tổn thương hình thành sẹo thâm.
- Khi làn da bị tổn thương hoặc đang trong quá trình tái tạo, hình thành da non bạn nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm có chứa nhiều collagen, vitamin.
- Hạn chế ăn thực phẩm có thể ảnh hưởng đến vết sẹo như: rau muống, thịt gà,…
- Không nên tự ý dùng tay nặn mụn, sử dụng dụng cụ chuyên dùng hạn chế vi khuẩn tích tụ trên da.
- Trong trường hợp da bị tổn thương nặng, không thể tự phục hồi được nên lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp tránh để lại sẹo thâm.
- Bảo vệ, chăm sóc vùng da bị sẹo thâm cẩn trọng, tránh khiến da bị tổn thương nặng hơn.
4, Trị sẹo thâm đen lâu năm tại nhà bằng phương pháp thiên nhiên
4.1 Trị sẹo thâm bằng nghệ tươi sau tẩy nốt ruồi
Nghệ được biết đến là nguyên liệu có khả năng làm mờ vết thâm sẹo hiệu quả nhất. Bởi nó có chứa các hoạt chất chống oxy hóa và Curcumin có khả năng kích thích sản sinh collagen mới trên da, thay thế tế bào bị tổn thương, loại bỏ sẹo thâm nhanh chóng. Sau khi tẩy nốt ruồi, da lúc này rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc kỹ càng, đặc biệt còn có thể gây sẹo. Do đó việc sử dụng nghệ để điều trị, ngăn ngừa sẹo hình thành sau khi tẩy nốt ruồi là phương pháp tại nhà được rất nhiều người lựa chọn.
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1-2 củ nghệ tươi.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch củ nghệ, loại lớp vỏ bên ngoài và đem xay hoặc giã cho đến khi nhuyễn.
Bước 2: Làm sạch vùng da cần điều trị sẹo.
Bước 3: Bôi phần nghệ vừa giã nhuyễn lên vùng da bị sẹo thâm kết hợp massage nhẹ nhàng.
Bước 4: Lưu giữ nghệ trên vùng da sẹo thâm khoảng 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất thực hiện: Bạn có thể sử dụng nghệ trị sẹo thâm hàng ngày vào buổi tối. Phương pháp này sẽ giúp tình trạng sẹo thâm được cải thiện nhanh chóng chỉ sau khoảng 1 tháng.
- Lưu ý: Kết hợp rửa mặt bằng chanh và nước ấm giúp loại bỏ lớp nghệ vàng trên da một cách dễ dàng.
4.2 Làm mờ sẹo thâm bằng vitamin E
Vitamin E là hợp chất có chứa tocotrienol và tocopherol có khả năng tăng sản sinh collagen trên da, kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa lão hóa cho da hiệu quả. Bên cạnh đó, Vitamin E có tác dụng bão hòa axit béo trong các tế bào, ổn định lớp màng sinh học giúp làm mờ vết thâm. Đặc biệt, khi kết hợp vitamin E cùng sữa tươi hoặc bột ngọc trai sẽ giúp hiệu quả làm mờ sẹo thâm một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Vitamin E kết hợp sữa tươi loại bỏ sẹo thâm
- Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị viên nang vitamin E nguyên chất, sữa tươi không đường cùng nước cốt chanh.
Bước 2: Trộn đều vitamin E nguyên chất sau khi bỏ vỏ cùng sữa tươi và nước cốt chanh.
Bước 3: Làm sạch da và lau khô bề mặt da trước khi thực hiện.
Bước 4: Thoa đều hỗn hợp trực tiếp lên vùng da bị sẹo thâm.
Bước 5: Lưu giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 15-20 phút và rửa lại bảng nước sạch.
Tần suất thực hiện: Có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để cải thiện tình trạng sẹo thâm nhanh nhất.
- Vitamin E kết hợp bột ngọc trai loại bỏ sẹo thâm lâu năm
- Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy tinh dầu vitamin E nguyên chất sau khi cắt bỏ vỏ viên nang
Bước 2: Trộn đều vitamin E cùng bột ngọc trai nguyên chất cho đến khi thu được hỗn hợp sệt.
Bước 3: Thoa hỗn hợp lên da bị sẹo thâm, để khô tự nhiên sau khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất thực hiện: Phương pháp phù hợp sử dụng trị sẹo thâm hàng ngày.
4.3 Xóa tan sẹo thâm mụn với nước cốt chanh
Chanh là loại có có chứa hàm lượng lớn vitamin C và axit citric có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và loại bỏ tế bào da sậm màu, giúp loại bỏ vết thâm sẹo hiệu quả.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch chanh và vắt lấy nước cốt.
Bước 2: Làm sạch da và sử dụng khăn mềm thấm khô da.
Bước 3: Sử dụng tăm bông thấm nước cốt chanh và chấm nhẹ lên vùng da cần trị sẹo.
Bước 4: Rửa lại da bằng nước sạch sau khoảng 15 phút.
- Lưu ý: Chanh có tính axit nên không phù hợp sử dụng với những người có làn da nhạy cảm hoặc sử dụng thường xuyên dễ khiến da bị tổn thương.
4.4 Kết hợp điều trị sẹo thâm và dưỡng da bằng mặt nạ nha đam
Nha đam là nguyên liệu không còn quá xa lạ với nhiều chị em trong chu trình chăm sóc da, đặc biệt nó còn được biết đến với khả năng làm mờ vết thâm sẹo đáng kinh ngạc. Nha đam có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cấp ẩm cho da, ngăn ngừa sự phát triển của sẹo giúp bạn có được làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Làm sạch vùng da bị sẹo thâm.
Bước 2: Xay hoặc giã nhuyễn phần gel nha đam.
Bước 3: Thoa gel nha đam lên vùng da cần điều trị sẹo thâm và lưu giữ trên da khoảng 2 phút.
Bước 4: Rửa sạch lại da bằng nước ấm.
Đây không chỉ là phương pháp giúp làm mờ sẹo thâm mà còn là mặt nạ có thể sử dụng hàng ngày giúp làm đẹp, nuôi dưỡng da hiệu quả.
4.5 Dầu ô liu giúp điều trị sẹo thâm do ngã xe hiệu quả
Dầu ô liu có chúa nhiều vitamin A, E và các hoạt chất chống oxy hóa cho da giúp phục hồi tế bào bị tổn thương dưới da nhanh chóng. Đồng thời dầu ô liu còn có khả năng kích thích sự tổng hợp collagen, elastin trên da giúp loại bỏ sẹo thâm một cách nhanh chóng.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Sát trùng, làm sạch vùng da bị tổn thương do té xe.
Bước 2: Sử dụng tăm bông thấm một lượng dầu ô liu vừa đủ và thoa lên da.
Bước 3: Kết hợp massage nhẹ nhàng cho da trong vòng 10-15 phút và rửa lại bằng nước ấm.
Tần suất thực hiện: Việc sử dụng dầu ô liu trị sẹo thâm hàng ngày sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo, bảo vệ da khỏi sự hình thành của sẹo thâm hiệu quả.
Ưu điểm của cách trị sẹo thâm bằng phương pháp thiên nhiên:
- Nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí.
- Cách thực hiện dễ dàng.
- Đảm bảo an toàn, không gây hại cho da.
Nhược điểm của cách trị sẹo bằng phương pháp thiên nhiên:
- Hiệu quả không cao trong việc điều trị những vết sẹo lâu năm.
5 Trị sẹo thâm bằng phương pháp điều trị y tế hiện đại
5.1 Phương pháp laser
Phương pháp trị sẹo thâm bằng laser được đánh giá tân tiến và đạt hiệu quả rất tốt được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tia laser được sử dụng trong quá trình điều trị sẹo thâm có các tia phân cực nhỏ và bước sóng cao có khả năng tác động sâu vào bên trong da mà không hề gây tổn thương các mô xung quanh. Do đó đây là phương pháp điều trị nhanh chóng và an toàn với da không thua kém gì so với phương pháp trị sẹo bằng thiên nhiên.
- Quy trình điều trị sẹo thâm bằng tia Laser:
Bước 1: Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có thể lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng da của mình.
Bước 2: Làm sạch vùng da cần điều trị sẹo thâm, hạn chế nhiễm trùng trong quá trình điều trị.
Bước 3: Gây tê vùng da bị sẹo thâm.
Bước 4: Điều chỉnh bước sóng thích hợp của Laser để xử lý vết sẹo thâm cho phù hợp.
Bước 5: Thoa lớp kem tái tạo lên da, thúc đẩy quá trình hình thành da non thay thế vùng da bị sẹo thâm.
- Ưu điểm:
- Trong quá trình điều trị không tạo cảm giác đau rát, khó chịu.
- Khả năng xác định vết sẹo chính xác, hạn chế gây tổn thương lên các vùng da xung quanh.
- Phương pháp đặc biệt phù hợp với những vết sẹo lâu năm, khó loại bỏ.
- Nhược điểm:
- Chi phí điều trị khá cao, phụ thuộc tùy vào mức độ sẹo thâm cần điều trị.
- Phương pháp điều trị cần được thực hiện bởi người có tay nghề chuyên môn cao bởi tia Laser có thể gây ảnh hưởng, nguy hiểm trên da nếu không được sử dụng đúng cách.
5.2 Phương pháp lăn kim
Điều trị sẹo thâm bằng lăn kim là phương pháp sử dụng những bánh răng có đầu kim tác động trực tiếp lên da. Tùy thuộc vào tình trạng sẹo thâm trên da sẽ có những con lăn có kích thước kim khác nhau. Khi thực hiện lăn kim, những đầu kim siêu nhỏ sẽ tác động lên da, tạo ra những tổn thương giả. Lúc này cơ chế tự làm lành trên da sẽ được kích hoạt, tăng khả năng sản sinh tế bào, hình thành elastin và collagen mới dần loại bỏ những tế bào thâm sạm hiệu quả.
- Quy trình điều trị sẹo thâm bằng lăn kim:
Bước 1: Tham gia thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn kích cỡ đầu kim và quy trình điều trị phù hợp.
Bước 2: Làm sạch, sát khuẩn da thật sạch, tránh khiến da bị nhiễm trùng khi tạo ra các “tổn thương giả mạo” trên da.
Bước 3: Thực hiện quy trình lăn kim vùng da bị sẹo và sử dụng kết hợp sóng hồng ngoại giúp đẩy dưỡng chất vào sâu bên trong da giúp tái tạo da.
Bước 4: Bôi kem dưỡng da, phục hồi vùng da bị sẹo thâm sau khi điều trị.
- Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý, hiệu quả điều trị khá cao.
- Không sử dụng hóa chất hay thuốc gây hại trên da, không gây tác dụng phụ.
- An toàn đối với đa số loại da.
- Nhược điểm:
- Trong quá trình điều trị có thể khiến da bị chảy máu, đau rát.
- Không phù hợp sử dụng với những người có làn da mụn dễ tăng viêm nhiễm trên da.
- Cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt sau khi điều trị.
5.3 Liệu pháp mài da – Dermabrasion
Dermabrasion là phương pháp loại bỏ sẹo thâm trên da bằng cách lấy đi lớp da ngoài cùng của sẹo để thay thế bằng một lớp da mới bằng bàn chải hoặc vòng đá. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là khả năng điều trị các vết sẹo lâu năm, khó trị hiệu quả rất cao. Phương pháp có khả năng loại bỏ tế bào chết, mài mòn lớp biểu bì ở góc cạnh của sẹo thâm giúp vết sẹo mờ dần. Sau khi điều trị bạn sẽ thấy tình trạng sẹo thâm trên da được cải thiện rõ rệt, mờ đi trông thấy. Tuy nhiên đây là phương pháp cần lưu ý cẩn trọng, không lựa chọn để điều trị đối với sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
- Ưu điểm của phương pháp Dermabrasion:
- Điều trị vết sẹo lâu năm hiệu quả cao.
- Không gây tác dụng phụ trên da.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng lão hóa da.
- Nhược điểm của phương pháp Dermabrasion:
- Trong quá trình điều trị da có thể có cảm giác đau rát.
- Sau khi điều trị cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt cẩn trọng.
6, Sử dụng thuốc hoặc kem đặc trị sẹo thâm
Bên cạnh một số phương pháp điều trị sẹo thâm trên thì việc sử dụng kem hoặc thuốc đặc trị sẹo thâm cũng sẽ là phương pháp không thể không nói đến. Đây là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó. Các loại thuốc hoặc kem trị sẹo thâm bảng thành phần thường chứa các loại vitamin E có khả năng ngăn ngừa lão hóa da, cấp ẩm cho da và thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới trên da, loại bỏ sẹo thâm hiệu quả. Đồng thời những sản phẩm kem trị sẹo thâm còn có chứa Alpha Arbutin và Kojic Acid có khả năng cân bằng melanin, giảm vết thâm từ sâu bên trong da. Sử dụng kem hoặc thuốc trị sẹo thâm sẽ là lựa chọn hàng đầu với những người khá bận rộn mà vẫn muốn cải thiện tình trạng sẹo thâm trên da một cách nhanh chóng với mức giá vô cùng hợp lý phù hợp với mọi đối tượng. Một số loại kem có khả năng trị sẹo thâm hiệu quả được ưa chuộng nhất hiện nay: kem trị sẹo thâm Scar Esthetique, kem trị sẹo thâm cấp tốc Contractubex, kem trị sẹo thâm Hiruscar,…
- Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Hỗ trợ điều trị sẹo thâm khá tốt, bảo vệ và cấp ẩm cho da.
- Đa số sản phẩm có chứa thành phần lành tính, ít gây kích ứng trên da.
- Nhược điểm:
- Không đạt hiệu quả cao đối với những vết sẹo thâm lâu năm.
7, Lưu ý khi điều trị sẹo thâm
- Không nên thực hiện các phương pháp điều trị sẹo thâm đối với vùng da có vết thương hở hoặc vết thương mới lên da non.
- Không kết hợp thực hiện nhiều phương pháp điều trị sẹo thâm khác nhau cùng lúc.
- Không sờ, chạm hay gãi lên vùng da bị sẹo thâm.
- Trong quá trình điều trị sẹo thâm, da se trở nên nhạy cảm, dễ bắt nắng hơn nên bạn sử dụng các biện pháp chống nắng, bảo vệ da.
- Hiệu quả điều trị mang lại phù thuộc tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Đối với phương pháp trị sẹo thâm bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để đạt được hiệu quả mong muốn.
- Đối với phương pháp điều trị y tế hiện đại bạn nên lựa chọn địa điểm uy tín, đảm bảo chất lượng để tình trạng sẹo thâm có thể cải thiện tốt nhất.
- Đối với phương pháp sử dụng kem hoặc thuốc bôi đặc trị cần lựa chọn sản phẩm chính hãng, chất lượng tránh mua phải hàng nhái khiến tình dạng sẹo thâm trở nên nặng hơn.
- Có thể kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc một số kem có khả năng trị thâm, làm sáng da giúp tăng hiệu quả trị sẹo thâm.
Xem thêm:
[REVIEW] 7 cách trị sẹo thâm từ rau má đơn giản tại nhà
6 Phương pháp trị sẹo rỗ tại bệnh viện da liễu được ưa chuộng nhất