Rau má trị sẹo thâm có thật sự tốt? Nên kết hợp với nguyên liệu nào? Cùng Mice Beauty tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!
1, Sẹo thâm là gì?
Sẹo thâm là những hắc tố bất thường trên da khi các tế bào dưới da bị tổn thương khiến da không đều màu gây mất thẩm mỹ. Sẹo thâm thường xuất hiện trên da khi lớp trung bì của da bị phá hủy và dần hình thành các tế bào mới thay thế cho vùng da bị tổn thương hoặc kích thích tăng sinh lớp elastin và collagen giúp làm lành vết thương. Trong quá trình hình thành tế bào mới nếu da không được chăm sóc kỹ càng, cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng da bị và xuất hiện sẹo thâm. Đồng thời khi da phải chịu sự tác động bởi các yếu tố gây hại từ môi trường cũng sẽ khiến da sản sinh nhiều hắc tố Melanin khiến sẹo thâm đậm màu hơn. Đây là tình trạng phổ biến trên da của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên khi xác định đúng nguyên nhân gây ra sẹo thâm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp thì sẹo thâm sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn nữa. Vậy nguyên nhân hình thành sẹo thâm là gì?
2, Nguyên nhân hình thành sẹo thâm
Để loại bỏ sẹo thâm trên da một cách nhanh chóng, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến sẹo thâm hình thành để có thể lựa chọn phương pháp điều trị sẹo phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến sẹo thâm:
- Mụn trứng cá hoặc nặn mụn sai cách: Mụn trứng cá là loại mụn thường sưng tấy và để lại các vết thâm trên da sau khi lấy nhân mụn. Bên cạnh đó khi hình thành mụn trên da, nhiều người có thói quen tự nặn mụn bằng tay. Việc tự nặn mụn không đúng kỹ thuật và sử dụng một số dụng cụ chuyên dùng sẽ khiến vùng da bị tổn thương, đối với nốt mụn to dễ khiến da bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc tụ máu. Lúc này làn da không những không hết mụn mà còn khiến tình trạng mụn trên da nặng hơn và sẹo thâm cũng dần hình thành.
- Các chấn thương trên da hoặc bỏng da: Khi da bị tổn thương do tai nạn hoặc bỏng gây sẽ rất dễ khiến sẹo thâm hình thành nếu da không được chăm sóc kỹ càng. Bởi lúc này các tế bào da bị tổn thương và dần hình thành da non mới gây ngứa nên ta thường cạy lớp vảy trên da khiến sẹo thâm hình thành trên da.
- Tác động của ánh nắng mặt trời: Da bị sẹo thâm lúc này sẽ rất dễ bị tổn thương hoặc tác động bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Bởi ánh nắng mặt trời có chứa tia UVA và UVB tác động trực tiếp lên da, gây tổn thương da khiến các hắc sắc tố melanin được tổng hợp nhiều hơn trong quá trình hình thành da non. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng sẹo thâm trên da ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Mắc bệnh đậu mùa, ghẻ lở, hắc lào hoặc côn trùng đốt: Khi mắc một trong số loại bệnh này sẽ để lại rất nhiều vết thương trên da dễ khiến da bị sẹo thâm nếu không được chăm sóc kỹ càng. Đặc biệt trong quá trình đóng vảy và hình thành da non trên da thường rất ngứa, nếu có sự tác động mạnh như gãi sẽ khiến da mới bị tổn thương và tình trạng sẹo ngày càng nặng.
3, Rau má trị sẹo thâm có tốt không?
Rau má hoặc chiết xuất rau má là một trong những nguyên liệu, thành phần không còn quá xa lạ đối với những tín đồ làm đẹp bởi công dụng tuyệt vời của nó trong các phương pháp chăm sóc da. Theo một số nghiên cứu, rau má có khả năng làm lành vết thương, liền vết sẹo, cải thiện sẹo trên da cực kỳ hiệu quả như:
- Thúc đẩy làm lành nhanh các vết thương thông qua quá trình sản sinh collagen, sinh học phân chia tế bào trên da giúp chữa lành nhanh các vết sẹo thâm, tái tạo da mới cho những vết sẹo cũ trên da.
- Rau má có chứa hàng loạt các dưỡng chất có khả năng chữa lành nhanh các vết thương hở, cấm máu, cải thiện tình trạng thâm trên da như: Sắt, Magie, Kẽm, Photpho, Kali, Mangan và một số loại vitamin khác.
- Thành phần có chứa hàm lượng lớn Triterpenoids có khả năng tăng cường lưu thông trong vùng da, phục hồi tế bào tổn thương dưới da, cải thiện tình trạng khô sạm, tăng độ đàn hồi da.
- Tạo ra thế hệ tế bào nguyên sợi, chữa lành vết thương và khắc phục tình trạng viêm sưng trên da.
Do đó rau má được lựa chọn là nguyên liệu được nhiều chị em sử dụng trong các phương pháp loại bỏ sẹo thâm tại nhà mà cực kỳ an toàn, đạt hiệu quả cao.
4, Một số phương pháp trị sẹo thâm bằng rau má hiệu quả
4.1 Nước ép rau má trị sẹo thâm, làm đẹp da
Nước ép rau má là loại nước ép được rất nhiều chị em sử dụng trong quá trình cải thiện tình trạng mụn trên da. Đồng thời em nó cũng có khả năng hỗ trợ điều trị sẹo thâm trên da khá hiệu quả.
- Cách tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị rau má tươi, đường và đá lạnh trong trường hợp thích uống mát.
- Bước 2: Xay 1 nắm rau má cùng một lượng nước lọc vừa đủ cho đến khi nhuyễn sau khi rửa sạch rau.
- Bước 3: Lọc phần nước ép qua rây để loại bỏ bã và giữ lại nước ép để uống.
- Bước 4: Thêm lượng đường và đá tùy nhu cầu mỗi người cho dễ uống.
Hãy duy trì sử dụng nước ép rau má thường xuyên để da được khỏe đẹp hơn và sẹo thâm được cải thiện tốt nhất.
4.2 Mặt nạ rau má và chanh tươi đánh bay sẹo thâm
Chanh là nguyên liệu có chứa hàm lượng lớn vitamin C có khả năng kích thích tái tạo da, bảo vệ da khỏi yếu tố bên ngoài của môi trường và ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Do đó việc kết hợp rau má và chanh sẽ là một công thức hoàn hảo trong việc điều trị sẹo thâm.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau má cùng nước sạch và để ráo nước.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má và trộn đều với nước cốt chanh một lượng phù hợp tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bước 3: Làm sạch vùng da cần điều trị sẹo thâm.
- Bước 4: Thoa hỗn hợp lên da kết hợp massage để dưỡng chất thẩm thấu nhanh trên da, loại bỏ tế bào chết, làm mờ vết thâm trong vòng 15 phút.
- Bước 4: Rửa sạch mặt lại bằng nước mát.
Nên thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần/ tuần để sẹo thâm được loại bỏ nhanh nhất.
4.3 Trị sẹo thâm lâu năm hiệu quả bằng rau má và sữa chua
Sữa chua có chứa các hợp chất chống viêm và lợi khuẩn có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da. Cùng với đó là một số loại axit và hàm lượng vitamin C có khả năng cải thiện sắc tố da, làm mờ vết thâm rất tốt.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau má và xay nhuyễn lọc lấy nước.
- Bước 2: Trộn đều 2 thìa sữa chua cùng rau má tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên bề mặt da bị sẹo thâm trong vòng 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
- Lưu ý:
- Sử dụng sữa chua không đường khi thực hiện điều trị sẹo thâm.
- Thực hiện phương pháp 3-4 lần tuần để thấy hiệu quả rõ nhất.
4.4 Phương pháp trị sẹo thâm bằng rau má kết hợp gừng tươi
Gừng là nguyên liệu có tính nóng chứa nhiều hợp chất có tính chống viêm, sát khuẩn cao có khả năng điều trị sẹo thâm, cải thiện làn da cực kỳ hiệu quả thông qua quá trình kích thích mạch máu dưới da.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước.
- Bước 2: Rửa sạch, gọt vỏ và nghiền gừng cho đến khi nhuyễn.
- Bước 3: Trộn đều rau má cùng gừng tươi thành hỗn hợp sệt.
- Bước 4: Thoa hỗn hợp lên vết sẹo thâm trong khoảng 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Áp dụng phương pháp này trên vùng da cần trị sẹo thâm 3-4 lần/ tuần để đạt hiệu quả nhanh chóng.
4.5 Cách trị sẹo thâm bằng sinh tố rau má và nước dừa
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị rau má, cơm dừa, sữa tươi, cà phê, đá lạnh.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má, cơm dừa cùng sữa tươi và lọc qua rây.
- Bước 3: Thêm đá hoặc đường tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Sinh tố rau má và cơm dừa sẽ không chỉ khiến da trở nên khỏe đẹp và mình trạng sẹo thâm trên da được cải thiện rõ rệt. Bạn nên uống 1-2 ly sinh tố này trong ngày để có thể thấy được hiệu quả tuyệt vời mà em nó mang lại đến làn da của mình.
4.6 Mặt nạ rau má kết hợp chanh, muối và bột nghệ trị sẹo thâm tại nhà
Nghệ được biết đến là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong quá trình tự điều trị sẹo tại nhà của nhiều người. Cùng với đó và sự kết hợp của chanh và muối biển sẽ tạo thành hỗn hợp có khả năng giữ ẩm, cải thiện làn da, sáng da và làm mờ thâm cực kỳ đơn giản mà hiệu quả tại nhà.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn rau má và vắt chanh lấy nước cốt sau khi được rửa sạch.
- Bước 2: Trộn đều nước rau má, bột nghệ, nước cốt chanh và muối biển cho đến khi có được hỗn hợp đặc sệt.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên vùng da cần điều trị sẹo thâm trong vòng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp 3-4 lần/ tuần để tình trạng sẹo trên da được cải thiện rõ nét nhất.
4.7 Mẹo sử dụng rau má và mật ong nguyên chất trị sẹo thâm
Mật ong cũng là một loại nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong các phương pháp làm đẹp, chăm sóc da tại nhà của rất nhiều chị em. Đặc biệt việc kết hợp rau má cùng mật ong sẽ tạo nên hỗn hợp vừa có khả năng cấp ẩm, bảo vệ da vừa giảm thâm sẹo cho da rất tốt.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm rau má trong nước muối khoảng 5 phút rau khi rửa sạch với nước.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má và trộn đều với mật ong.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị sẹo thâm kết hợp massage trong vòng 20-30 phút để dưỡng chất thẩm thấu trên da tốt hơn và rửa lại bằng nước sạch.
Bạn nên thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần/ tuần để cải thiện sắc tố da, loại bỏ sẹo thâm nhanh nhất.
5, Lưu ý khi sử dụng rau má để trị sẹo thâm
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thâm sẹo trước khi thực hiện các phương pháp điều trị sẹo thâm bằng rau má tại nhà.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dễ khiến tình trạng thâm dưới da ngày càng nặng, da xỉn màu hơn. Do đó bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ vùng da bị sẹo thâm khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
- Lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, không chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến da.
- Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 40 gram rau má, không nên quá lạm dụng nước ép rau má trong quá trình điều trị sẹo thâm vì nó có thể gây nhức đầu.
- Kiên trì thực hiện một số phương pháp điều trị sẹo trên để tình trạng sẹo thâm trên da được cải thiện tốt nhất.
- Khi bạn muốn thực hiện thoa một số hỗn hợp mặt nạ rau má để điều trị sẹo thâm trên vùng da mặt nên thoa lên vùng da nhỏ để kiểm chứng da có bị kích ứng hay không.
- Nên thực hiện điều trị sẹo thâm ngay từ khi sẹo mới hình thành hoặc càng sớm càng tốt.
- Hiệu quả điều trị sẹo thâm mang lại phụ thuộc tùy vào cơ địa và tình trạng sẹo thâm của mỗi người.
- Phương pháp điều trị sẹo thâm bằng rau má không phù hợp sử dụng với phụ nữ có thai, người mắc bệnh ung thư, tiểu đường hoặc sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
Xem thêm:
3 Cách trị sẹo bỏng tốt nhất hiện nay, cách xử trí vết bỏng không để lại sẹo
Mỡ trăn trị sẹo có thực sự hiệu quả không? Lưu ý khi sử dụng mỡ trăn