- Chi tiết
- Đánh giá 0
Thuốc Pharmacort là một trong những loại thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm giảm đau trong trường hợp viêm khớp, bị dị ứng. Mời bạn đọc cùng với Mice Beauty theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về sản phẩm Pharmacort.
1, Thuốc Pharmacort là gì?
Thuốc Pharmacort thuộc nhóm thuốc nội tiết tố, hormone được chuyên gia y tế, bác sĩ tin dùng cho bệnh nhân trong điều trị các bệnh như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, sẹo lồi, viêm đốt sống hoặc được dùng để hỗ trợ lợi tiểu trong xơ gan báng bụng, suy tim xung huyết.
Cùng dây chuyền tiên tiến và hiện đại kết hợp với nghiên cứu của các dược sĩ hàng đầu Pharmatex Italia S.R.L – Ý đã đưa ra được sản phẩm Pharmacort. Qua nhiều quá trình kiểm định nghiêm ngặt từng khâu sản xuất, Pharmacort đã được Bộ Y Tế công nhận đạt chuẩn về chất lượng và độ an toàn được phân phối trên thị trường trong và ngoài nước trong đó có Việt Nam.
Thuốc được đăng ký bởi công ty Pharmatex Italia S.R.L với số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN – 7315 – 08.
Dạng bào chế: Pharmacort được nghiên cứu và bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm bắp.
Thành phần của sản phẩm: thành phần chính của thuốc Pharmacort là Triamcinolone acetonide hàm lượng 80mg. Ngoài ra, còn có các thành phần khác vừa đủ dung tích 2ml là: Natri Clorid hàm lượng 13,2 mg, Carmellose hàm lượng 15mg, Benzyl alcohol có hàm lượng 18mg, Polysorbate hàm lượng 800mg và nước cất.
Quy cách đóng gói: Hộp 5 ống 2ml.
2, Công dụng của thuốc Pharmacort
Qua nhiều quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh được sản phẩm có những công dụng chính sau đây:
- Điều trị các bệnh liên quan đến các mô liên kết, các loại bệnh morbus như các bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Hỗ trợ điều trị viêm các đốt sống lưng viêm xương khớp, viêm đốt sống cổ do bệnh thấp, viêm bao dịch khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm mỏm lồi cầu.
- Điều trị vảy nến nặng, viêm da cơ toàn thân, phù mạch, hỗ trợ điều trị sẹo lồi, Pemphigus.
- Pharmacort kết hợp với các thuốc lợi tiểu để điều trị xơ gan báng bụng kéo dài và suy tim có xung huyết. Ngoài ra, còn điều trị hội chứng Steven Johnson và hội chứng Hamman – Rich, các phản ứng viêm do phẫu thuật răng gây ra.
3, Chỉ định
Thuốc Pharmacort được chỉ định sử định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Những bệnh nhân bị viêm xương khớp, viêm bao dịch khớp.
- Những bệnh nhân bị vảy nến, viêm da.
- Những người mắc hội chứng Hamman – Rich, hội chứng Steven Johnson.
4, Thành phần chính của Pharmacort có tác dụng gì?
Hoạt chất Triamcinolone acetonide cũng như 1 hormon của tuyến thượng thận theo cơ chế ức chế quá trình thực bào tác dụng lên hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất còn ức chế các phospholipase A2, C và làm giảm quá trình sản sinh các kháng thể nên làm giảm việc tổng hợp các chất gây viêm prostaglandin và leucotrien do ức chế giải phóng histamin từ histidin. Nhờ vậy, hoạt chất Triamcinolone acetonide có tác dụng chống viêm và chống dị ứng.
Không chỉ thế hoạt chất Triamcinolone acetonide còn có tác dụng tăng dị hóa protid, tăng glucose huyết, tăng dị hóa lipid.
5, Cách sử dụng thuốc Pharmacort
5.1 Cách dùng
Với dạng bào chế hỗn dịch tiêm bắp thuốc Pharmacort được sử dụng bằng đường tiêm.
- Đối với toàn thân: tiêm vào vùng cơ mông hoặc tiêm bắp sâu. Những người lớn nên dùng ống có kim tiêm dài 4cm còn những người béo phì có thể dùng ống có kim tiêm dài hơn. Những lần tiêm tiếp theo cần thay đổi vị trí tiêm.
- Đối với sử dụng tại chỗ: sử dụng trực tiếp ở dạng viêm bao gân, bao gân, sử dụng trong miệng, trong khớp thì liều dùng Pharmacort phụ thuộc vào kích thước khu vực, kích thước của khớp được điều trị và mức độ tình trạng của bệnh.
- Đối với điều trị các bệnh như viêm quanh khớp vai, viêm phúc mạc, xơ hóa, tổn thương dây chằng đầu gối, nốt thấp khớp, thuốc Pharmacort được tiêm vào vị trí đau rõ rệt hơn.
- Đối với điều trị sự hình thành gân nang thì thuốc Pharmacort tiêm trực tiếp vào khoang nang.
- Đối với điều trị viêm bao gân, viêm gân cần phải cẩn thận khi tiêm, không phải tiêm vào sự bền vững của gân mà tiêm vào vỏ bọc gân. Đối với hạnh của bao gân thì tiêm trực tiếp thuốc vào nang. Khi điều trị viêm xương sống cần phác thảo cẩn thận để hỗn dịch ngấm vào khu vực đau nhức nhiều nhất.
- Khi sử dụng cần lắc kỹ lọ để hõ dịch được trộn đều.
- Cần tiêm ngay sau khi hút hỗn dịch.
- Không để lại thuốc ở trong ống tiêm.
- Khử khuẩn kim để tránh nhiễm trùng. Và khi tiêm kim không được xuyên qua mạch máu.
5.2 Liều dùng
Tùy thuộc vào từng độ tuổi và mục đích điều trị sẽ có liều lượng sử dụng thuốc Pharmacort khác nhau.
Đối với toàn thân:
- Trẻ từ 6 đến 12 tuổi sử dụng liều ban đầu là 40mg tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi và trọng lượng cơ thể.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn sử dụng liều khởi đầu là 60mg. Tùy theo đáp ứng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh thường sử dụng từ 40mg đến 80mg. Nếu có thể kiểm soát tốt được những triệu chứng thì có thể sử dụng liều lượng 20mg hoặc có thể ít hơn. Có thể sử dụng 1 liều duy nhất 40 đến 100mg cho những người bị hen suyễn do phấn hoa hay bị ảnh hưởng bởi bệnh phấn hoa không đáp ứng được các liệu pháp thông thường hay các liệu pháp vô cảm.
- Để xác định chính xác được liều lượng cần phụ thuộc vào phản ứng của bệnh nhân, tiên lượng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Chỉ sử dụng liều kế tiếp khi xuất hiện các triệu chứng quay trở lại vì thời gian tác động của thuốc Pharmacort có thể thay đổi.
Đối với sử dụng tại chỗ:
- Người lớn ở khu vực mở rộng tiêm liều 40mg, ở khu vực hạn chế tiêm liều 10mg. Ở dạng đang phát triển tiêm 1 lần tại các vị trí khác nhau 80mg.
- Trong trường hợp tràn dịch nội mạc đáng kể, để tránh pha loãng mức steroid tại vị trí tiêm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuyên giảm các triệu chứng thì nên hút dịch ngăn ngừa ngăn ngừa chất lỏng hoạt dịch.
- Tiếp theo đó là sử dụng kĩ thuật tiêm vào khoang khớp.
6, Pharmacort có sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không?
Khi phụ nữ mang thai sử dụng thuốc Pharmacort sẽ ảnh hưởng tới thai nhi do hoạt chất triamcinolone có thể đi qua nhau thai. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc Pharmacort thì cần phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Thuốc Pharmacort có thể bài tiết qua sữa nên khi phụ nữ cho con bú sử dụng ở liều cao có thể bị ức chế tuyến thượng thận. Vù vậy, không sử dụng thuốc Pharmacort cho trường hợp này.
7, Thuốc Pharmacort có giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường thuốc Pharmacort có giá bán là 300.000 VNĐ / 1 hộp 5 ống 2ml. Để tránh mua với giá cao bạn nên nắm bắt được giá của sản phẩm trên thị trường.
8, Thuốc Pharmacort có thể mua ở đâu?
Để đảm bảo được chất lượng và giá của sản phẩm bạn nên đến những nhà thuốc được Bộ Y Tế công nhận đạt chuẩn GPP. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hình thức mua online tại các nhà thuốc điện tử để có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại.
9, Chống chỉ định
Thuốc Pharmacort không được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc Pharmacort.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Không tiêm tĩnh mạch.
- Những trường hợp bị nhiễm nấm, nhiễm trùng chưa được kiểm soát.
- Những trường hợp nhiễm virus, giai đoạn tiến triển của bệnh zona, herpes simplex biểu hiện ở mắt. Ngoài ra còn bị những bệnh như: bệnh gút, bệnh vảy cá, viêm gan siêu cấp tính, bệnh tâm thần, loét dạ dày tá tràng tiềm ẩn, bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin.
10, Tác dụng phụ của thuốc Pharmacort
Trong quá trình sử dụng thuốc Pharmacort có thể xuất hiện các phản ứng tác dụng phụ dưới đây:
- Bị biến đổi cơ xương như: dễ gãy xương, loãng xương, gãy xương dài tự phát, bệnh cơ, đứt gân.
- Rối loạn điện giải và dịch, hiếm khi bị suy tim sung huyết và tăng huyết áp.
- Kích hoạt loét dạ dày có thể gây xuất huyết hay rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn thần kinh như: tăng áp lực nội sọ, co giật, chóng mặt.
- Làm da mỏng, khả năng làm lành vết thương giảm, tăng sắc tố lắng đọng ruột, nổi mụn trứng cá.
- Gây viêm mạch hoại tử, phản ứng phản vệ, mất ngủ, viêm tắc tĩnh mạch, ngất.
- Ức chế tăng trưởng ở trẻ nhỏ, giảm dung nạp carbohydrate, rối loạn nội tiết kinh nguyệt không đều, giảm phản ứng của bệnh suy tuyến thượng thận, tăng nhu cầu sử dụng thuốc hạ đường huyết.
- Sau khi tiêm bắp có thể đau cục bộ với cường độ nhất định, giảm sắc tố tại chỗ, teo da.
11, Lưu ý khi sử dụng
- Vị trí tiêm phải vô trùng.
- Khuyến cáo chế độ ăn giàu protein trong thời gian điều trị.
- Ở những khớp đang nhiễm trùng tránh tiêm ở nội khớp.
- Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng.
12, Dược động học
- Hấp thu: thuốc được hấp thu tốt khi tiêm tại chỗ.
- Phân bố: thuốc được phân bố vào các mô trong cơ thể và được liên kết với albumin huyết tương.
- Chuyển hóa: thuốc chuyển hóa 1 phần ở thận còn chủ yếu chuyển hóa ở gan.
- Thải trừ: thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu, 2 đến 5 giờ là thời gian bán thải của thuốc.
13, Tương tác của thuốc với các thuốc khác
- Không sử dụng đồng thời acid acetylsalicylic với thuốc Pharmacort vì sẽ làm hạ canxi máu.
- Sử dụng đồng thời thuốc Pharmacort với thuốc lợi tiểu có thể gây mất nhiều kali.
- Sử dụng đồng thời thuốc Pharmacort với thuốc gây cảm ứng men gan làm tăng độ thanh thải.
- Sử dụng đồng thời thuốc Pharmacort với thuốc chống đông máu làm giảm tác dụng của thuốc chống đông nên cần phải theo dõi các chỉ số đông máu.
- Sử dụng đồng thời thuốc Pharmacort với thuốc chống viêm không steroid làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh loét tá tràng, dạ dày.
14, Xử trí quá liều và quên liều
Quá liều: nếu sử dụng quá liều nặng gây khó thở, ngất cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Quên liều: có thể bổ sung liều sau khi nhớ ra nhưng nếu gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua. Không được sử dụng liều gấp đôi để bù vào liều đã quên trước đó.
Xem thêm:
Reviews
There are no reviews yet.